Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý của phụ nữ khi mang thai, chúng thường xuất hiện ở quý I và quý III của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự rối loạn co thắt các mạch máu của mẹ bầu, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não. Đây là hệ quả của việc thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai. Mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường sẽ sinh con nhẹ cân, chậm phát triển và dễ bị ngạt sau sinh. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu dấu hiệu nhiễm độc thai nghén và các thông tin xoay quanh bệnh lý này.
Nguyên nhân nhiễm độc thái nghén
- Lần đầu mang thai.
- Mẹ bầu có bánh nhau lớn hơn so với lượng tế bào lông nhau nhiều như trong sinh đôi hay thai trứng.
- Do tình trạng viễm nhiễm hoạt bệnh lý của tế bào nội mô mạch máu như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, thận và bệnh lý tự miễn.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén ở quý I thai kỳ
- Ốm nghén: buồn nôn, nôn mửa.
- Nhạy cảm với mùi đồ ăn.
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Tăng cân không hiệu quả, sụt cân.
Nhiệm độc thai nghén ở quý III thai kỳ
- Phù: phù mềm ấn lõm, hai chi dưới sưng to, chỗ lõm mai mắt cá chân được lấy đầy. Trường hợp nặng, phù sẽ xuất hiện ở mặt và cả hai tay. Xuất hiện hiện tượng phù ở trong các cơ quan bên trong, nước thoát ra trong các khoảng kẽ gây nhức đầu, hoa mắt, đau bụng.
- Tăng cân nhanh.
- Tăng huyết áp.
- Tiểu ít.
Phòng ngừa bệnh nhiễm độc thai nghén
Cần đề phòng biến chứng tiền sản giật ở thai phụ đã được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa biến chứng của tiền sản giật.
- Thường xuyên theo dõi và quản lý thai nghén ở thai phụ.
- Ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Tuân thủ đúng với phác đồ điều trị được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén.
Cách điều trị nhiễm độc thai nghén
- Điều trị mà không sử dụng đến thuốc: tập trung vào chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, căng thẳng và không hoạt động nặng nhọc.
- Điều trị sử dụng thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp để kiểm soát được triệu chứng phù và tăng huyết áp hường được các bác sĩ chỉ định.
- Ngoài ra, còn có nhóm thuốc an thần và chống co giật để dự phòng và điều trị tiền sản giật.
Hy vọng với bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn thông tin về tình trạng này và phòng tránh được nguy cơ nhiễm độc thai nghén trong thai kỳ.
Nguồn : bau.vn