Bà bầu cần biết ăn bưởi đúng cách để khỏe, con đẹp!

Bà bầu ăn bưởi đúng cách sẽ khỏe, đẹp. Vậy bạn đã biết nguyên tắc để ăn bưởi đúng cách chưa? Hãu cùng đi tìm hiểu ngay nhé!

Ăn bưởi đúng cách là điều quan trọng cho những mẹ bầu thích ăn bưởi. Dù lợi ích của quả bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể biến thành “thuốc độc” đối với mẹ bầu nếu bạn ăn sai cách.

Đừng hỏi bầu ăn bưởi có tốt không, ăn bưởi có giảm cân không vì hầu như câu hỏi này “xưa như trái đất”. Khoa học đã chứng minh loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Nhiều phụ nữ mang thai còn coi ăn bưởi giảm cân đúng cách là phương pháp kiểm soát cân nặng thai kỳ hiệu quả. Song, điều bạn cần quan tâm hơn chính là việc ăn bưởi đúng cách là như thế nào.

an buoi dung cach

1. Ăn bưởi đúng cách: Ăn bưởi buổi sáng có tốt không?

Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là vào buổi sáng. Song, bạn nên dùng sau khi ăn sáng 30-60 phút. Bưởi có nhiều vitamin, buổi sáng được cho là thời điểm vàng để cơ thể hấp thụ hết các vitamin này.

Vậy ngoài buổi sáng thì ăn bưởi buổi tối có tốt không? Câu trả lời cho bạn là mẹ bầu có thể ăn bưởi bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, chỉ có buổi sáng, cơ thể mới hấp thụ tối đa các vitamin trong trái cây này.

2. Không nên ăn bưởi khi bụng đói

Bưởi có hàm lượng axit citric rất cao. Chất này có thể làm dạ dày bị tổn thương nếu bạn ăn bưởi khi bụng đói.

3. Bà bầu bị tiêu chảy: Không nên ăn bưởi

Theo Đông y, bưởi có tính hàn, mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng không thích hợp để dùng. Ngoài ra, nếu bị đau dạ dày, tá tràng, bạn cũng không nên ăn bưởi.

4. Dùng chất kích thích: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu không nên dùng chất kích thích. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã hoặc đang uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá thì càng không nên ăn bưởi. Lý do là bưởi có chứa pyranocoumarin. Chất này làm men ruột hoạt động hiệu quả, khiến cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất độc từ các chất kích thích, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.

5. Uống kháng sinh: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu cũng nên lưu ý khi ăn bưởi. Vitamin C trong bưởi sẽ cản trở việc ruột hấp thụ thuốc kháng sinh. Muốn ăn bưởi đúng cách trong trường hợp này, mẹ bầu chỉ nên ăn bưởi khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc.

6. Nên ăn cả phần cùi bưởi

Phần cùi trắng trong quả bưởi chứa rất nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Khi ăn bưởi, bạn có thể giữ lại phần cùi trắng làm chè bưởi để bổ sung chất xơ. Mẹ bầu lưu ý đừng cho quá nhiều đường vì sẽ không tốt nhé.

7. Uống nước bưởi nhiều có tốt không?

Ăn bưởi tốt hơn uống nước ép bưởi. Múi bưởi có nhiều chất xơ, chất xơ này sẽ bị tách đi khi làm nước ép. Do đó, hãy ăn bưởi để tận dụng hết thành phần này bạn nhé!

8. Ăn bưởi ngay sau khi tách múi

Nếu bạn để lâu, bưởi có thể bị mất nước, khô, thậm chí bị ôi thiu. Lúc này, khi bạn ăn vào, bưởi sẽ kém ngon và còn ảnh hưởng tới sức khỏe trong thai kỳ.

9. Không nên ăn bưởi buổi tối nếu khó ngủ

Nếu mẹ bầu bị khó ngủ và bị chứng ợ nóng thì không nên ăn buổi tối. Lý do là bưởi có tính axit và ăn bưởi vào ban đêm có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng ở một số người. Tình trạng này thường nặng hơn khi nằm xuống. Bưởi cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc mà bạn có thể dùng trước khi đi ngủ. Trong trường hợp đó, bạn nên chọn một món ăn nhẹ khác.

Mẹ bầu cũng không nên uống nước ép bưởi trước khi đi ngủ. Nước ép trái cây chứa nhiều đường. Khi bạn uống nước trái cây, đường được hấp thụ nhanh chóng vào máu của bạn, giúp tăng cường năng lượng, dẫn đến khó ngủ.

10. Ăn bưởi xen kẽ với các loại trái cây khác

Như những thực phẩm khác, bạn không nên ăn một thứ quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên xen kẽ với các loại trái cây khác để chó chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

an buoi dung cach

Ăn bưởi đúng cách là điều rất quan trọng. Như bạn đã thấy là thông thường, thực phẩm luôn có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong điều kiện được dùng đúng cách. Còn ngược lại, việc sử dụng sai cách có thể khiến thực phẩm thành thuốc độc đấy bạn ạ. Và với những phân tích trong bài viết thì bưởi cũng không ngoại lệ.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng