Bạn biết gì về hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ khi mang thai?

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng chèn ép thần kinh giữa, thường xuyên xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình mang thai và sau sinh.

Khi mang thai, phụ nữ cảm thấy bị tê, ngứa, đau bàn tay, có khả năng là do hội chứng ống cổ tay. Hiện tượng này khá phổ biến ở bà bầu. Nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.

Thế nào là hội chứng ống cổ tay?

Hội chứng ống cổ tay tên khoa học Carpal tunnel syndrome. Nó còn có các tên khác như hội chứng chèn ép thần kinh giữa, hội chứng đường hầm cổ tay. Đây được hiểu nôm na là bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở phụ nữ và những người làm việc văn phòng.

hoi chung ong co tay

Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn bị hội chứng này khi mang thai lần đầu thì khả năng lần tiếp theo bạn cũng có thể bị. Sau khi sinh con, hội chứng này không hết mà có thể tiếp tục. Thậm chí với nhiều người nó còn phát triển hơn.

Một số biểu hiện thường gặp:

  • Mẹ bầu cảm thấy đau, tê bì ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Điều này do sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay gây nê.
  • Một số trường hợp tình trạng đau có thể lan rộng đến bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay.
  • Các dấu hiệu thường xảy ra vào ban đêm. Đây có thể là nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ. Nếu nặng hơn các triệu chứng này có thể biểu hiện cả ban ngày.
  • Tình trạng đau do hội chứng này dần dần sẽ khiến cho bàn tay yếu dần, ảnh hưởng đến vận động.

Nguyên nhân gây nên hội chứng ống cổ tay ở bà bầu

  • Nguyên nhân gây ra hội chứng này có nhiều. Nó có thể do bên trong cổ tay do tăng áp lực cổ tay lâu ngày hoặc nguyên nhân bên ngoài do chấn thương gây gãy xương cổ tay hoặc u cục vùng cổ tay gây chèn ép…Phụ nữ thường có cổ tay nhỏ hơn cổ tay của nam giới. Vì vậy họ cũng dễ bị chèn ép dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay hơn.
  • Do sự tích trữ nước trong quá trình mang thai: Cổ tay cũng bị tích trữ nước dẫn tới tăng áp lực và gây ra chèn ép thần kinh giữa. Bệnh khiến cho bà bầu khó chịu khi thức dậy. Có thể bạn đặt tay dưới má, khum tay lại hoặc có thể là dùng tay gối đầu trong lúc ngủ nên máu không được lưu thông.

hoi chung ong co tay

  • Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay nếu gia đình bạn hoặc bản thân bạn gặp các vấn đề về lưng, cổ hay vai. Có thể bị lồi đĩa đệm, hay bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hoặc chấn thương cổ.
  • Việc tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng khiến cho hội chứng phát triển.
  • Tình trạng phù và viêm do viêm khớp dạng thấp hoặc gãy các xương cổ tay. Nó có thể làm hẹp ống cổ tay, kích thích dây giữa.

Làm thế nào để phòng tránh hội chứng này khi mang thai?

  • Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và duy trì cân nặng ổn định.
  • Hạn chế ăn muối, chất béo và đường.
  • Nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như bơ, tỏi, vừng, hạt hướng dương, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, cá thu, cá ngừ, cá hồi…Nhằm tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.
  • Luôn giữ cổ tay ở tư thế thư giãn ở mức trung bình.
  • Khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay, nên nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn.

hoi chung ong co tay

Điều trị bệnh ở nữ giới khi mang thai và sau sinh

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm đau do hội chứng này gây ra, bà bầu có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:

  • Khi làm các công việc lặp đi lặp lại, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi. Nên rung lắc cổ tay, căng tay, xoay cổ tay để cải thiện lưu lượng máu đến các bộ phận này.
  • Mẹ bầu có thể nẹp cổ tay để giữ cổ tay lại nếu phải làm các công việc lặp đi lặp lại. Hoặc bạn có thể đeo dây nẹp cổ tay để làm giảm triệu chứng đau vào ban đêm.
  • Bà bầu nên giữ tay luôn được giữ ấm để giúp giảm đau hiệu quả.
  • Để giảm tắc nghẽn, bạn nên nắm lấy cổ tay và xoa bóp bằng chuyển động tròn. Duỗi thẳng tay và cánh tay. Tuy nhiên không nên dùng quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay.
  • Dùng thảo mộc như trà hoa cúc để thư giãn tinh thần và giảm viêm. Tuy nhiên mẹ bầu không nên lạm dùng quá nhiều. Điều này có thể khiến tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng.

Hội chứng ống cổ tay gây tê bì thậm chí gây đau bàn tay. Vì vậy nó ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ mang thai và sau sinh. Khi thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tổn thương.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.