Bé bao nhiêu tuổi thì biết nhận ra mẹ? Câu trả lời khiến nhiều mẹ hạnh phúc

Nhiều bà mẹ thường tò mò không biết khi nào bé mới biết nhận ra mẹ và phân biệt chính xác mẹ với người khác.

Nhiều bà mẹ mới sinh con cảm thấy tò mò không biết rằng khi nào trẻ mới nhận biết được hết mọi người? Khi nào trẻ biết phân biệt giữa mẹ và người khác? Tại sao khi bé mới được sinh ra, chỉ cần mẹ ôm bé, cưng nựng bé một lúc là bé sẽ vui vẻ, nín khóc. Điều này có phải là ngay sau khi chào đời, bé đã có thể nhận ra mẹ hay không?

Trên thực tế, có những số liệu từ nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ sơ sinh thực sự có thể nhận ra mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết rằng thực ra bé bắt đầu có ký ức từ khi được 8 tháng tuổi. Lúc này bé có thể phân biệt được những người xung quanh, tức là từ tháng thứ 8 bé yêu đã có thể khẳng định chính xác đâu là mẹ, đâu là người khác.

Bé bắt đầu nhận ra mẹ bằng cách nào?

Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi còn trong bụng mẹ, bắt đầu từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ, 5 giác quan của trẻ đã hoàn thiện về cơ bản. Nhưng vì thai nhi nằm trong cơ thể mẹ nên các cơ quan giác quan khác sẽ bị ảnh hưởng, bé chủ yếu lắng nghe giọng nói của mẹ và nhận ra mẹ qua giọng nói.

Sau khi bé chào đời, bé sẽ quen và thân thiết hơn với những âm thanh quen thuộc xuất phát từ mẹ. Trong quá trình tiếp xúc với mẹ, bé sẽ dần nhận ra mẹ. Từ đó đến khi bé tròn 8 tháng tuổi, con có thể nhận ra chính xác đâu là mẹ của con.

Trước thời điểm nhận bé biết mẹ, mẹ có thể làm những cách nào khác để giúp bé nhận ra mình?

1. Giai đoạn giáo dục trước khi sinh

Giáo dục trước khi sinh là một điểm mà nhiều bà mẹ sẽ chú ý. Các bác sĩ cũng sẽ khuyên bà mẹ nên trò chuyện với thai nhi khi mang thai. Điều này giúp tăng cường tình cảm mẹ con ngay từ khi bé chưa chào đời.

Theo các nghiên cứu của chuyên gia, một bà mẹ thường kể chuyện cho thai nhi nghe trước khi thai nhi được 6 tháng tuổi thì bé sẽ quen ngay với việc được mẹ kể chuyện chỉ 2-3 ngày sau khi sinh.

Đây là lý do tại sao sau khi sinh, nhiều em bé đã cảm thấy quen thuộc với giọng nói của mẹ. Tất cả là nhờ sự tương tác, giáo dục của mẹ bầu.

2. Tiếp xúc gần gũi sau khi bé chào đời

Khi mới sinh ra, thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bé khó có thể nhận ra gương mặt của mẹ mình. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bị cận thị và chỉ nhìn rõ được sự vật trong vòng 30cm.

Vì vậy, nếu mẹ muốn cho bé quen với mình và nhận ra mình, bạn cần tiếp xúc gần với bé. Sau 6 tháng tuổi, thị lực của bé dần phát triển bình thường, bé có thể dễ dàng phân biệt được đâu là mẹ hơn.

Sau khi em bé chào đời, mẹ và bé sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với nhau. Trong quá trình này, mẹ càng gần gũi với con thì con càng yêu mẹ hơn. Mẹ hãy trân trọng những khoảng thời gian được ở bên con và dành thời gian cho con nhiều nhất có thể nhé!

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.