Bệnh chín mé

Bệnh chín mé là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của vùng móng, quanh móng của ngón tay, chân. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào qua các tổn thương rất nhỏ như các vết chọc: do gai, kim hoặc vấp ngã… Các vi khuẩn làm mủ xuất hiện, hầu hết thường là tụ cầu vồng, đôi khi là liên cầu khuẩn gây viêm nhiễm.
Triệu chứng:

Có 3 mức độ chính mé: chín mé nông, chín mé dướI da, chín mé sâu.

1.Chín mé nông: Có dấu hiệu đỏ trên mặt da của ngón tay, hơi sưng, đau tạI chỗ hoặc tạo nốt phồng có mủ ít đau và thường ở đầu ngón tay cái. Khi bệnh nặng dần lên xuất hiện sưng tấy ở kẽ móng hoặc cạnh móng. Nếu không điều trị có thể loang quanh móng (khi mủ lan quanh móng nhiều khi phảI cắt bỏ móng tay ứ mủ để dẫn lưu mớI khỏI được).

2.Chín mé dưới da: Là hình thái diễn biến nặng vớI xu hướng tiến triển vào sâu. Có thể xuất hiện ở đầu ngón tay hoặc ở đốt 1 và đốt 2. Triệu chứng thường rất đau do ứ mủ.

3.Chín mé sâu: Là biến chứng của chín mé dướI da. Khi trích, rạch không triệt để hoặc không điều trị ngay, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao gân cấp.

Xử trí khi bị chín mé

– Vệ sinh: Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như axít fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).

– Nếu chín mé làm mủ: cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Dùng kháng sinh: nhóm Oxacillin, Amoxicillin, hoặc Erythromycine.

– Chụp X-quang: khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị, nhằm xác định tình trạng biến chứng của chín mé.

Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh này:

– Lấy 1 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát, đắp vào chỗ tổn thương. Không dùng bài thuốc này khi nhọt đã có mủ.

– Lá phù dung tươi 20 g, rau sam tươi 20 g, củ chuối tiêu tươi 20 g, giã nát, cho thêm tí muối, đắp lên nơi chín mé.

– Kim ngân hoa 40 g; hà thủ ô 16 g; cây cải trời 16 g; kinh giới 10 g; gai bồ kết 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Kim ngân, bồ công anh, thạch cao mỗi thứ 40 g; huyền sâm 20 g, gai bồ kết 16 g, đan sâm 12 g, sinh địa 12 g. Sắc uống.

Phòng ngừa chín mé:

Bệnh xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

– Rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày.

– Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu.

– Thường xuyên thay tất (vớ), tránh để cho chân bị ẩm ướt.

– Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân.

– Hạn chế mang giày bít ngón; mang giày vừa chân, không đi giày, dép quá chật.

– Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn gốc móng đâm vào da.

– Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.

Nguồn : bau.vn