Bệnh lang trắng ở trẻ là gì? Tìm hiểu nguyên nhân mà mẹ cần biết

Bệnh lang trắng ở trẻ em thường khiến bé cảm thấy ngứa châm chích và có thể lan rộng ra các vùng da khác, bệnh này không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng sinh hoạt của bé.

Bệnh lang trắng ở trẻ em khá phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến làn da của bé. Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng khi con gặp phải căn bệnh này.

Bệnh lang trắng là gì?

Bệnh lang trắng ở trẻ em là một bệnh da liễu do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không giới hạn độ tuổi, giới tính và thường bắt gặp nhất ở trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu. Bệnh này không gây ngứa nhưng khi đi ngoài nắng thì trẻ sẽ thường cảm thấy ngứa châm chích, khó chịu. Đồng thời, vùng da bị bệnh có dấu hiệu lan rộng nếu bé đi dưới ánh nắng mặt trời lâu.

Bệnh lang trắng ở trẻ em dễ lây sang các vùng xung quanh da nhưng không lây từ người sang người. Bệnh có xu hướng mãn tính và gây thay đổi sắc tố da, ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bé. Đặc biết với trẻ trong độ tuổi đi học mà bị bệnh lang trắng sẽ khiến bé tự ti, mặc cảm với bạn bè, ngại tiếp xúc với người khác.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lang trắng ở trẻ em thường là do bé ở gần nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc ở trong môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bệnh còn do một số yếu tố khác gây ra như bé ở trong thời tiết quá nóng, bị suy giảm miễn dịch và do gene di truyền.

Do di truyền, cơ địa mẫn cảm  

Bệnh xuất hiện có thể do yếu tố di truyền từ gia đình hay xuất phát từ cơ địa của trẻ. Các bé có làn da nhờn, thay đổi nội tiết tố lúc lớn cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khí hậu nóng ẩm gây bệnh lang trắng ở trẻ em 

Nước ta nằm gần vùng xích đạo nên khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều. Chính điều kiện thời tiết này đã tạo môi trường thuận lợi để nấm pityrosporum ovale hình thành và phát triển. Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, làn da non nớt sẽ dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thói quen phơi nắng nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến da của bé.

Sức khỏe giảm, trẻ bị suy nhược

Khi cơ thể bé bị suy nhược, giảm hệ miễn dịch thì vi khuẩn, virus từ bên ngoài sẽ dễ xâm nhập và gây bệnh.

Bé mặc quần áo chật, nhiều lớp

Trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và ưa thích khám phá. Nếu cha mẹ cho bé mặc nhiều quần áo hoặc mặc quần áo chật sẽ khiến mồ hôi không được thoát ra ngoài. Điều này khiến cơ thể ẩm ướt, dễ làm pityrosporum ovale phát triển.

Môi trường sống không lành mạnh

Nếu bé sống gần nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm thì nguy cơ mắc những bệnh về da là khá cao.

Vệ sinh không đúng cách 

Với những bé không vệ sinh cơ thể thường xuyên hoặc không lau khô người sau khi tắm mà mặc quần áo thì sẽ dễ mắc bệnh lang trắng. Ngoài ra, các bé nhỏ không được thay tã thường xuyên cũng vậy.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.