Bị zona thần kinh khi mang thai, mẹ cần lưu ý điều này để không gây ảnh hưởng tới con

Bệnh zona gây ra bởi virus thủy đậu, khiến người mắc bệnh bị đau ngoài da do phát ban phồng rộp. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi trong thời kỳ mang thai. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị zona thần kinh

Các triệu chứng của zona thần kinh thường dễ nhận biết, có thể chia theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu: Thường là đau rát và ngứa da giống như bị kim châm.

Tiếp theo đó: Các mẹ bầu sẽ thấy tăng cảm giác rát da, ngứa, căng, bỏng hoặc cảm giác đau nhức ở một phía của cơ thể.

Sau khi cơn đau xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày: Các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ.

Vài ngày sau có thể gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiểu khó, tiêu chảy.

Các dải ban sẽ nhanh chóng tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày.

Sau khoảng 2 – 3 tuần, bạn sẽ biến mất, bong vảy và có thể để lại sẹo.

Bệnh zona có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ bị bệnh zona khi mang thai sẽ không gây hại cho thai nhi. Mặc dù bệnh zona là vô hại đối với em bé trong thai kỳ, nhưng virus varicella-zoster lại rất dễ lây lan gây ra bệnh thủy đậu.

Cụ thể, mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm thủy đậu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tùy thuộc vào thời điểm thai phụ bị bệnh.

Vì vậy người bị bệnh zona cần cách ly với những phụ nữ mang thai cho đến khi các tổn thương trên da lành lại, đặc biệt là nếu phát ban xảy ra ở phần cơ thể mà quần áo không che phủ. Trong trường hợp bạn đang mang thai và chưa bị thủy đậu (hoặc chưa có miễn dịch nhờ vắc-xin), nên tránh tiếp xúc với người bị zona hoặc đám đông khi có dịch thủy đậu bùng phát. Có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể đối với VZV (varicella-zoster) Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị bệnh zona, đặc biệt là khi bị mụn nước xuất hiện ở phần đầu cổ và mặt, thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để hạn chế ảnh hưởng đến mắt.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

  • acyclovir (Zovirax)
  • famciclovir (Famvir)
  • valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

  • Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.
  • Mặc quần áo rộng.
  • Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xác, tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch, bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).
  • Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

  • Vitamin B12, B6.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.
  • Thực phẩm giàu lysine. Lyssine được tìm tháy nhiều trong các loại đậu, thịt gà, sữa, pho mát.
  • Cam thảo (dùng với hàm lượng phù hợp).

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn: rượu, bia
  • Các loại hạt hoặc sản phẩm được chế biến từ yến mạch, sô cô la, đậu nành, bột mì trắng, galetin, mầm lúa mì..
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Chất béo.

Trong sinh hoạt hằng ngày

  • Hạn chế gãi.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.
  • Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát.
  • Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ  về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/ba-bau-bi-zona-than-kinh-me-can-luu-y-dieu-nay-de-khong-gay-anh-huong-toi-con-a170589.html

Nguồn : bau.vn