Bơi lội khi mang thai: Hoạt động lý tưởng giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết bơi lội khi mang thai có ảnh hưởng xấu tới thai nhi không? Bà bầu nên đi bơi vào thời gian nào và cần phải chú ý những gì?

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vấn về bơi lội khi mang thai.

Có nên bơi lội khi mang thai không?

boi loi khi mang thai

Nhiều chị em yêu thích bơi lội và luôn duy trì thói quen bơi lội như một phương pháp rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên khi mang thai thì lại lo lắng không biết rằng: Bơi lội khi mang thai có tốt không? Câu trả lời là có. Bơi là một trong những môn thể thao phù hợp giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đồng thời bơi lội còn giúp mẹ bầu giữ dáng trong thai kỳ và nhanh chóng giảm cân sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý tuân thủ các nguyên tắc an toàn cũng như lắng nghe sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Đâu là thời điểm thích hợp để mẹ bầu đi bơi?

boi loi khi mang thai

Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu đi bơi là khi thai nhi được 5-7 tháng. Khi này, thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và chức năng sinh lý đều vận hành tốt nên sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hoạt động bơi lội.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu không nên đi bơi vào tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ để tránh trường hợp vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Những lợi ích của bơi lội khi mang thai

boi loi khi mang thai

  • Bơi là một bài tập thể dục với cường độ thấp vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp nhưng lại cực kì có lợi cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
  • Giúp cải thiên tâm trạng, thả mình trong nước có thể mang lại cho bà bầu sự thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn.
  • Góp phần giúp điều chỉnh vị trí của thai nhi, khiến việc sinh nở dễ dàng hơn.
  • Bơi lội giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hoạt động của các dây thần kinh xung quanh vai và cột sống
  • Được coi là một cách hạ nhiệt an toàn cho bà bầu.
  • Khi bơi, nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch, tăng cường lưu thông ở chân và hạn chế tình trạng phù nề khi mang thai.

Lời khuyên khi đi bơi trong từng giai đoạn của thai kỳ

3 tháng đầu

  • Nên bơi ít nhất 30 phút mỗi sáng nếu thể lực cho phép.
  • Giúp mẹ bầu quên đi cơn buồn nôn của ốm nghén.
  • Tiếp thêm sinh lực cho một ngày dài.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bơi.

3 tháng giữa

  • Chú ý đồ bơi phải thực sự thoải mái vì bụng sẽ to hơn hẳn so với 3 tháng đầu.
  • Nên chọn những kiểu bơi nhẹ nhàng cho mẹ bầu, tốt nhất là nên bơi ngửa và tránh lặn.

3 tháng cuối

  • Bơi ếch thực sự có lợi trong 3 tháng cuối thai kỳ bởi nó giúp thư giãn cùng ngực và lưng – hai vùng dễ bị lệch do những thay đổi trong quá trình mang thai.
  • Nên dùng thêm ống thở để giảm áp lực phần cổ.
  • Cẩn thận trơn trượt khi di chuyển gần bể bơi.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bơi.

Những điều cần lưu ý

  • Luôn mang theo nước uống để bổ sung trước và sau khi bơi.
  • Không nên nhảy hoặc lặn xuống hồ bơi.
  • Tránh bơi trong nước nóng.
  • Luôn phải giữ nhịp thở đều đặn.
  • Kiểm tra an toàn nước trước khi bơi đẻ tránh các bệnh lây truyền qau nước.
  • Đo huyết áp trước khi bơi để tránh trường hợp không may xảy ra.

Những trường hợp phụ nữ mang thai không được phép bơi lội

  • Có dấu hiệu động thai, doạ sinh non hoặc từng có tiền sử sảy thai, sinh non, tiểu đường và cao huyết áp.
  • Đau bụng
  • Mất nước
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
  • Nhịp tim không đều

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.