Cách chăm sóc bà bầu và thai nhi tháng cuối thai kì một cách khoa học

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ cần phải biết được sự thay đổi trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào để có thể vượt cạn một cách thành công và suông sẻ!

Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ có thể tăng từ 4,5 – 8 kg (hoặc khoảng 0,5kg/tuần) trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi cả mẹ và bé cùng to lên, mẹ bầu có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Khi đó, mẹ bầu nên chia thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng trong ngày.  Các dưỡng chất cần thiết cho mẹ mang thai: Canxi, Protein và DHA (một loại chất béo Omega-3)

Xương của bé cần thêm canxi, mô và cơ cũng cần thêm protein để phát triển. DHA (một loại chất béo Omega-3) giúp cho não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng vitamin tổng hợp để đảm bảo nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai.

Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Giai Đoạn Dành Cho Bà Bầu

Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ sinh hoạt

  • Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Bên cạnh đó mẹ cũng nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn. Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.
  • Trong tháng cuối, mẹ không nên quan hệ tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non. Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết cho em bé lúc ra đời.
  • Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.

Mẹ mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi? | Vinmec

Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái

  • Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
  • Tập thể dục cho bà bầu: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Duy trì lượng nước vừa đủ

Dù mẹ bầu có thể thấy khó chịu do áp lực lên bàng quang ngày một gia tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc duy trì lượng nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 10 ly nước lọc mỗi ngày là vô cùng thiết yếu. Sự duy trì nước này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ giảm thiểu và ngăn ngừa táo bón.

Suy nghĩ tích cực giúp ích cho sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh dinh dưỡng thì việc duy trì lối sống tích cực cũng là một yếu tố quan trọng cho mẹ mang thai. Trọng lượng cơ thể tăng khiến mẹ bầu giảm bớt hoạt động. Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý là một bài tập nhỏ có thể giúp cải thiện sức khỏe đáng kể ngay cả trong khi mang thai và sau khi sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập phù hợp với thể trạng của mình mẹ nhé.

Khiểm tra thai kỳ thường xuyên

  • Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày vượt cạn sắp tới.
  • Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.

Dị tật thai nhi: Làm sao để ngăn ngừa?

Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày vượt cạn sắp tới.

  • Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
  • Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng