Thông thường, cho các đồ vật lạ vào miệng là một trong những hành động khá phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Đó cũng là lý do vì sao mà trên thế giới ghi nhận được nhiều ca trẻ bị hóc nghẹn. Phải kể đến những thứ khiến cho trẻ dễ bị hóc nghẹn nhất như do thực phẩm, đồ chơi hay các vật nhỏ có thể dễ dàng mặc kẹt trong khí quản của trẻ nhỏ. Thật đáng lo khi điều này thật sự nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Cách phòng tránh trẻ bị hóc nghẹn
Các bậc cha mẹ cần phải đặc biết chú ý tới những điều sau:
Thực phẩm
- Giáo dục cho trẻ cách nhai kỹ, nhai hoặc nuốt thức ăn trước khi nói, cười.
- Không cho trẻ chơi đùa hoặc chạy nhảy khi trẻ đang ăn kẹo cao su hoặc kẹo mút.
- Để xa tầm trẻ đối với các loại thực phẩm có dạng hạt. Dọn dẹp sàn nhà ngay khi thấy có các loại thực phẩm dễ gây hóc.
- Chủ động xác định những loại thực phẩm dễ gây hóc ở trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn thực phẩm cứng hoặc dẻo. Ví dụ: như các loại hoạt, cà rốt, đậu hà lan, cần tây tươi, bỏng ngô, kẹo cứng, táo và lê tươi.
- Nên tránh một số thức ăn mềm như phô mai, xúc xích, nho, kẹo caramel.
- Cần tránh các thực phẩm có khả năng gây nghẹn: muỗng đầy bơ đậu phộng, kẹo cao su.
Các loại đồ chơi và các vật nhỏ
Luôn đảm bảo rằng không gian nhà ở luôn sạch sẽ, không để các vật nhỏ gần trong tầm với của trẻ:
- Các chi tiết trong đồ chơi. Ví dụ: phụ kiện búp bê.
- Bóng bay.
- Tẩy.
- Pin.
- Đồ trang sức của mẹ: nhẫn, bông tai,…
- Quả bóng nhỏ.
- Đồng xu.
- Kim băng.
- Các loại nắp chai.
- Nên mua những loại đồ chơi được khuyến nghị độ tuổi. Vì một số loại đồ chơi cũng khiến trẻ bị hóc nghẹn.
- Không mua những loại đồ chơi có tính lắp ghép những chi tiết nhỏ, không đáp ứng được sự an toàn cho con.
- Không sử dụng các loại nam châm trên tủ lạnh.
- Thường xuyên kiểm tra các loại đồ chơi của con.
- Giáo dục con không được vứt đồ dùng lung tung, phải thật ngăn nắp và có trật tự.
- Vứt bỏ những vật phẩm nhỏ không cần thiết.
Hướng dẫn cách xử lý trẻ bị hóc nghẹn
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ đưa vào cổ họng của trẻ, nhấn lưỡi nhiều lần để gây nôn cho trẻ nếu như vật đã rơi quá sâu.
Cách 2: Cha mẹ cần ngồi lên lưng ghế, sau đó ngồi theo tư thế chân này vắt lên chân kia. Đặt trẻ nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày trẻ. Vỗ liên tục vào lưng cho trẻ từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
Cách 3: Nếu trẻ có thể tự đứng vững, sau đó đứng sau lưng và vòng hai tay trước ngực trẻ, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày trẻ. Ấn thật mạnh cho khi dị vật rơi ra ngoài.
Cách 4: Trẻ dưới 1 tuổi, cầm chân trẻ hướng xuống đất. Nắm đấm bàn tay lại vỗ vào lưng trẻ để dị vật rơi ra ngoài.
Nguồn : bau.vn