Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nào cũng nên học

Trẻ sơ sinh nhiều khi có dấu hiệu sủi bụng, sôi bụng khiến cho mẹ phải lo lắng, hãy cùng tìm hiểu để biết cách xử lý hiện tượng này giúp bé.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thi thoảng bụng sẽ phát ra mhững tiếng động phát ra từ bụng của trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, nên mẹ không nên quá lo lắng. Theo khảo sát thì có đến hơn 2/3 trẻ em mắc chứng sôi bụng sau khi sinh. Chính vì vậy, đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nào cũng nên học - ảnh 1

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường xuyên có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Các bà mẹ không chỉ lo lắng khi cơn sôi bụng chỉ làm trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đã bị tắc nghẽn lượng khí ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nào cũng nên học - ảnh 3

Những cơn sôi bụng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc

 

Nguyên nhân có thể là do các bà mẹ đã cho trẻ bú ngoài quá sớm khiến cơ thể trẻ không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ con non nớt khiến cho hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Bên cạnh đó, do các bà mẹ thực hiện một chế độ ăn uống không khoa học khiến cho chất lượng của sữa thấp dẫn đến chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

3. Cách điều trị trẻ bị sôi bụng tại nhà

Khi trẻ bị sôi bụng mà bỏ bú, hoặc hay bị ọc sữa, khóc quậy phá nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lí.  Sau khi cho con của mình bú chừng khoảng 30 phút mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo kim đồng hồ giúp hơi bụng trẻ dễ thoát ra rất tốt cho đường tiêu hóa giúp cho hiện tượng sôi bụng của bé giảm đi.

 

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nào cũng nên học - ảnh 2

Massage là một giải pháp để khắc phục chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên massage nhẹ sóng lưng của trẻ, các ngón tay, ngón chân trẻ để máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng, giảm được cơn đau bụng và mang đến cho trẻ giấc ngủ sâu, ngon hơn bé phát triển khỏe mạnh toàn diện hơn.

Từ giây phút đầu tiên nâng niu con trên tay là cha mẹ đã có bao nhiêu nỗi lo lắng theo từng ngày con lớn lên. Kể cả từ mỗi lần sôi bụng của con cũng khiến mẹ lo mãi. Hãy cùng Bầu tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao con bị sôi bụng và tìm cách xử lý kịp thời mẹ nhé!

Ngọc Hà

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-bi-soi-bung-me-nao-cung-nen-hoc-a171604.html

Nguồn : bau.vn