Cẩm nang sống chung với mẹ chồng mà nàng dâu nào cũng cần, nếu chưa biết điều số 4 thì không thể hòa hợp

Để sống chung với mẹ chồng một cách hòa thuận. Đôi khi, các bên đều phải học cách nhún nhường, để cuộc sống gia đình thoải mái hơn.

Sống chung với mẹ chồng và gia đình chồng có thể chỉ là lựa chọn cuối cùng của nhiều nàng dâu. Thay vì đối phó với các tình huống, vấn đề mâu thuẫn theo cách chống đối tiêu cực, các nàng dâu hãy thử tìm cách vun vén, bồi dưỡng tình cảm để chung sống thuận hòa với gia đình chồng hơn.

1. Khi sống chung cùng mẹ chồng cần nhận biết mục tiêu của mình

Mỗi người mỗi mục đích, nếu bạn biết mục tiêu của bản thân là gì thì cũng tự hình dung được thái độ cần có khi ở chung.

Có những người sống với gia đình chồng bởi cần sự hỗ trợ của ông bà trong việc chăm cháu thay vì phải thuê người giúp việc hoặc bạn phải nghỉ hẳn việc để chăm con cái. Ở nhà chồng cũng sẽ giúp bạn có thêm người hỗ trợ trong những trường hợp như con bệnh, bản thân mệt, về trễ chưa nấu cơm…

song chung voi me chong

Nếu chồng là người chịu trách nhiệm chăm sóc bố mẹ thì bạn nên cân nhắc việc này trước khi muốn chung tay xây dựng gia đình. Bởi vì chắc chắn sau khi kết hôn bạn chỉ có lựa chọn sống chung với gia đình chồng. Nhiều trường hợp sống chung với nhà chồng chỉ là giải pháp tạm thời của hai vợ chồng để ổn định tài chính, chăm lo cho con nhỏ trước khi ra ở riêng.

Khi đã xác nhận rõ những mục tiêu của mình thì bạn sẽ tích cực và chủ động hơn khi giải quyết những mâu thuẫn hoặc cảm giác mệt mỏi, căng thẳng vì gia đình chồng.

2. Xách định rõ ranh giới mọi chuyện

Những cuộc cãi vã giữa nàng dâu với mẹ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình chồng thường liên quan đến những xung đột về quyền lợi và quyền tự do cá nhân. Để giải quyết vấn đề này bạn cần thảo luận cụ thể, rõ ràng với gia đình chồng về giới hạn của mỗi người.

song chung voi me chong

Phải luôn nhớ rằng chăm con là nghĩa vụ của bố mẹ. Ông bà, cô chú có thể thương cháu nhưng không có nghĩa là bạn có thể thoái thác hoàn toàn trách nhiệm. Bạn chỉ nên nhờ vào một số thời điểm nhất định, nếu không hãy tự mình bên con và giáo dục bé. Việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc bất đồng quan điểm dạy dỗ có thể dẫn tới những mâu thuẫn không đáng có, làm rạn nứt quan hệ với gia đình chồng.

3. Sống chung với mẹ chồng cần biết cân bằng cảm xúc

Cuộc sống sau khi lấy chồng không giống như cuộc sống ở nhà mẹ đẻ. Bạn không còn tự do thậm chí không thể sống theo cảm xúc cá nhân của mình được nữa. Thay vào đó, bạn cần biết khi nào “làm ngơ” và lúc nào phải “đấu tranh”.

Nếu có thể nhún nhường thì hãy lùi một bước để giữ hòa khí, không nhất thiết phải thắng. Đặc biệt tình huống có người khác ngoài gia đình thì bạn nên cho bố mẹ chồng thể diện, đừng cố gân cổ thậm chí lôi người ta vào trận để phân xử đúng sai.

4. Cẩm nang sống chung với mẹ chồng – Tạo không gian kết nối

Mâu thuẫn luôn hình thành từ sự xung đột, chưa thực sự thấu hiểu lẫn nhau. Do đó, bạn cần tạo kết nối cho các thành viên trong gia đình chồng với bản thân. Bạn có thể cùng mẹ chồng và các em chồng đi mua sắm và uống cà phê vào những dịp rảnh rỗi để hiểu nhau hơn và tìm hiểu một chút về sở thích của mỗi thành viên. Bên cạnh đó, các cuộc dã ngoại hoặc du lịch cũng khiến gia đình có nhiều kỷ niệm đẹp, trở nên khăng khít hơn và cũng là dịp tháo bỏ hiểu lầm về nhau.

song chung voi me chong

5. Không suy diễn và luôn suy nghĩ tích cực

Để bạn có thể chung sống thuận hòa cùng bất kỳ ai, bạn cần có tình cảm với họ, hoặc ít ra bạn không được để bản thân có ác cảm với họ. Khi về sống cùng nhà chồng cũng vậy. Thay vì chỉ chăm chăm vào sự khó tính của mẹ chồng, ánh mắt soi xét của cô em chồng, hãy tự nhủ với bản thân rằng họ cũng có những khía cạnh rất đáng yêu. Khi nghĩ đến những điều này, tâm trạng của bạn sẽ thoải mái hơn, bạn cũng sẽ đối xử với mọi người ôn hòa hơn.

Không phải gia đình chồng nào cũng khắt khe hay đối xử không tốt với con dâu. Vì thế, các nàng dâu mới không cần phải quá lo lắng, căng thẳng nếu cả hai quyết định về sống ở nhà chồng đâu nhé!

 

Nguồn : bau.vn