Chia sẻ bí quyết quan trọng để không bị thừa cân lúc mang thai

Kiểm soát tốt cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và an toàn cho mẹ.

 Sự tăng cân chuẩn cho bà bầu phụ tùy vào thể trạng, tuy nhiên bạn cần biết tính mức tăng cân hợp lí ở mỗi giai đoạn của thai kì để không bị thừa cân sau khi sinh.

Tăng cân trong thời gian mang bầu là điều hết sức hiển nhiên, tuy vậy mức độ tăng cân của mỗi bà bầu là khác nhau do đó nhiều chị em không kiểm soát được cân nặng của mình khi mang bầu, dẫn tới hiện tượng thừa cân béo phì sau khi sinh.

Các chuyên gia nói rằng, bạn không cần phải “ăn cho 2 người” khi có thai những phải chắc rằng em bé trong bụng bạn đủ chất dinh dưỡng. Vậy, làm cách nào để tăng cân chuẩn cho bà bầu và vẫn đảm bảo những điều trên. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời khiến bạn không bị tăng cân quá mức.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế rủi ro thai kỳ của Mỹ cho biết, thực tế có hơn 30% phụ nữ bị tăng cân quá mức vào thời kì mang thai. Việc này có thể mang lại nhiều biến chứng cho người mẹ như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cũng như nguy cơ sảy thai, sinh non, di tật bẩm sinh cho em bé.


Mẹ bầu nên kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai.

Dùng vitamin

Để bảo đảm rằng bạn nhận đủ lượng chất dinh dưỡng, hãy tìm một loại vitamin trước khi sinh với khoảng 1 mg axit folic, sắt, axit docosahexaenoic – DHA. Một loại vitamin trước khi sinh tốt nữa là loại có chứa khoảng 1.200 mg canxi và 600-1.000 mg vitamin D.

Chế độ ăn hợp lý

Việc ăn uống điều đặn rất quan trọng trong việc giữ đường máu ổn định. Theo bà Melinda Johnson, một chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên Viện Dinh dưỡng Mỹ, nên ăn mỗi bữa cách nhau từ 2-4 giờ, tùy thuộc vào cảm giác đói của bạn.

Hãy cố gắng ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo. Đừng ăn những thực phẩm có chất béo bão hòa, hãy lựa chọn những chất béo tốt cho tim từ cá hồi, bơ, các loại hạt.

Gặp chuyên gia

Nếu bạn quá lo lắng về cân nặng hoặc chế độ ăn, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn và việc tập luyện, tốt nhất là trước khi bạn mang thai.

Không nhìn vào cân thường xuyên

Nếu số cân vẫn tăng đều đặn mỗi tuần mặc dù bạn đã nỗ lực kiềm hãm, đừng lo lắng, theo bà Johnson chỉ số đó không quan trọng nếu bạn đang có một chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh. Bà cho biết: “Nếu phụ nữ làm theo lời khuyên đó, họ có thể tự đưa mình thoát khỏi tình trạng căng thẳng”.

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?

Trọng lượng cơ thể mà chị em nên tăng khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi mẹ có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ.

Nếu bình thường mẹ đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại. Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:

Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)

Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI:

– BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg

– 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg

– 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg

– BMI > 30: béo phì : nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg

Đối với thai phụ mang song thai đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:

– BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ

– 18 <= BMI < 23:  tăng từ 16,8 đến 24,5 kg

– 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg

– BMI > 30:  tăng từ 11,3 đến 19,1 kg

Theo Phununew

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn