Chữ Tàu trong món Thịt kho tàu có ý nghĩa và nguồn gốc thế nào?

Thịt kho tàu là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của món ăn này. Đặc biệt tại sao món ăn này lại xuất hiện trong ngày Tết?

Chắc hẳn rất nhiều người đã quá quen thuộc với món thịt kho tàu. Bởi vì, nó được xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nếu miền Bắc, vào ngày Tết có món thịt đông thì miền Nam thịt kho tàu rất được ưa chuộng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn này là gì?

Lý giải về nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn quen thuộc - thịt kho tàu - ảnh 1
Món thịt kho tàu thơm và béo ngậy rất đưa cơm

Từ lâu chúng ta đã quen với cái tên thịt kho tàu mà không phải ai cũng biết được nguồn gốc tên gọi đó. Nhiều người nghĩ rằng thịt kho tàu là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng.

Tìm hiểu về nguồn gốc của thịt kho tàu

Thịt kho tàu được nhiều người Việt yêu thích vì sự thơm ngon, béo ngậy. Nguồn gốc của món ăn này được nhiều người truyền tai nhau rằng: Thời xa xưa, khi tàu thuyền ra khơi, các ngư dân đã nấu nồi thịt kho có thể ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên tàu. Vì vậy cái tên gọi “thịt kho tàu” đã được bắt nguồn từ đó.

Lý giải về nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn quen thuộc - thịt kho tàu - ảnh 2

Món ăn quen thuộc được xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt

Một cách lý giải khác, theo nhiều chuyên gia văn hoá trong đó có nhà văn Bình Nguyên Lộc. Cụ thể: Chữ “Tàu” trong văn hoá miền Tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Và những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên được dân Nam Bộ gọi là Cái Tàu Thượng, còn sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu hạ.

Vì vậy, món “thịt kho tàu” của người dân Nam Bộ thì ”Tàu” thể hiện đặc điểm “lờ lợ”, một vị mặn ngọt lẫn lộn đặc trưng của món ăn này.

Dù giải thích theo ý nào thì đây vẫn luôn là một món ngon, quen thuộc và phổ biến của người Việt.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng