Chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Không ít bà bầu “khăn gói” đến bệnh viện làm thủ tục sinh nở. Thế nhưng, họ lại được bác sĩ “trả về” vì chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy, làm thế nào để phân biệt được các dấu hiệu giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả?

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, vào cuối thai kỳ thường có những cơn co thắt khiến nhiều thai phụ nhầm tưởng là dấu hiệu chuẩn bị sinh. Chuyển dạ thật và chuyển dạ giả nằm ở sự khác biệt giữa các cơn co bóp. Để các bà bầu tự tin hơn cho lần “vượt cạn” của mình, những kiến thức dưới đây sẽ giúp phân biệt những cơn chuyển dạ thật sự và chuyển dạ giả.

  Dấu hiệu

         Chuyển dạ thật

              Chuyển dạ giả

Cơn co

 

Cơn co nhịp nhàng, gây đau và ngày càng mạnh dần lên.

Cơn co không đều
đặn, không gây đau và  ngày càng giảm.

Tần số xuất hiện

 

Đều đặn và thường
kéo dài 30 – 70 giây. Càng lúc càng dồn dập.

Không thường xuyên và không liên tiếp.

 Vị trí đau

Cơn đau bắt đầu ở
vùng lưng dưới và lan quanh bụng.

Cơn đau do co thắt thường tập trung ở vùng bụng
dưới.

Cường độ

Cơn co mỗi lúc
một mạnh hơn
.

Cơn co lúc đầu có thể dữ dội nhưng giảm và dần mất hẳn, khi thay đổi tư thế.

Khi di chuyển

Cơn co không dứt, ngay cả khi di chuyển
và thay đổi tư thế
.

Cơn co thường ngừng khi thai phụ đi lại hoặc
nghỉ ngơi, hay thay đổi tư thế.

Tử cung

 Gây xóa mở cổ tử cung.

Không gây xóa mở cổ tử cung.

Ngôi thai

Làm ngôi thai xuống
thấp tử cung.

Không làm ngôi thai
xuống thấp.

Sử dụng thuốc

Không ngăn hay làm
giảm được các cơn co chuyển dạ.

Thuốc an thần làm
giảm được cơn co.

Dịch âm đạo/ ối

Có ra nhớt hồng hoặc dịch máu ở âm đạo. Một số trường hợp thấy xuất
hiện nước ối.

 Không ra dịch âm đạo.


Một số lưu ý
Cũng theo bác sĩ Tuyết Lan, cơn chuyển dạ của mỗi người khác nhau, nên không có một quy tắc rõ ràng và chắc chắn nào cho thời điểm cần đến bệnh viện. Tốt nhất, bạn nên gọi bác sĩ hoặc bệnh viện trước để họ đánh giá xem liệu đã đến lúc phải nhập viện hay chưa. Nếu thai đủ tháng (38 – 42 tuần), cuộc chuyển dạ sinh sẽ đến một cách bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp sinh sớm hơn dự đoán. Do đó, trong tháng cuối của thai kỳ, thai phụ cần đi đứng cẩn thận, nghỉ ngơi nhiều, khám cách 2 tuần/ 1 lần và 1 tuần/ 1 lần vào 2 tuần cuối. Đến viện ngay khi  bạn gặp những vấn đề sau:
– Rỉ hay vỡ ối: Đây là dấu hiệu của chuyển dạ, có khoảng 1/10 thai phụ bị vỡ ốm sớm. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc ‘vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc sau vài tiếng.
– Co thắt tử cung: Cho dù thai kỳ chưa đủ 37 tuần, nhưng bạn đã thấy các cơn co thắt tử cung. Từ 8 – 10 tiếng mà không thấy bé cử động hoặc cử động ít hơn 10 lần/ 24 giờ. Các cơn co thắt tử cung quá mạnh và bạn không thể chịu đựng được nữa.
 

Tường Lâm
Tạp Chí Bầu Số 50, 10/07/2013

Nguồn : bau.vn