1. Để trẻ bú ở tư thế trẻ không thích/ không thoải mái
Với những trẻ dễ tính, mẹ có thể để trẻ bú tư thế nào cũng được, nhưng với những đứa trẻ khó tính hơn, mẹ phải cho trẻ bú đúng tư thế chúng thích và thoải mái thì chúng mới chịu bú sữa. Ví dụ tư thế bú nằm có thể khiến trẻ khó chịu vì phải nghiêng người và khá mệt nhọc hoặc một số trẻ lại không thích tư thế bú bế nghiêng hay vừa bú vừa nằm võng…
Không phải đứa trẻ nào cũng thích bú nằm
Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ cảm thấy thích – không thích những tư thế khác nhau. Khi chúng không cảm thấy thoải mái, dễ chịu với tư thế đó thì chắc chắn chúng sẽ không chịu bú. Do đó, mẹ cần phải để ý xem trẻ thích bú ở tư thế nào: nằm hay ngồi, đứng, bên trái, bên phải…? Và tư thế nào thoải mái nhất cho trẻ giúp trẻ ngậm khớp vú chuẩn nhất. Như vậy con sẽ không còn từ chối sữa mẹ nữa.
2. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh
Khi trẻ không chịu bú mẹ, khóc lóc mẹ hãy kiểm tra xem nhiệt độ phòng thế nào. Rất nhiều mẹ ít để ý tới vấn đề này, vẫn cố ép con bú khi người trẻ đang nóng ran, mồ hôi nhễ nhại hoặc trẻ đang bị lạnh.
Chỉ cần mẹ thay đổi nhiệt độ phòng, giúp cho nhiệt độ cơ thể trẻ dễ chịu, mát mẻ thì trẻ sẽ vui vẻ bú mẹ ngay.
3. Mẹ ít da tiếp da với con
Không phải mẹ nào cũng biết rằng, trước khi cho trẻ bú, mẹ cần phải tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu. Điều này cũng giống như trước khi ăn chúng ta cần phải chuẩn bị món ăn một cách chu đáo, có như vậy bữa ăn mới ngon miệng được. Và đối với trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị trước khi bú chính là cho trẻ da tiếp da. Khi da tiếp da, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an toàn và sẵn sàng bú mẹ.
Mẹ nên da tiếp da với con trước khi bú
Nhưng phần đa, hầu hết các mẹ đều không thực hiện phương pháp này cho trẻ trước khi bú. Khi giữ một tâm trạng khó chịu thì chắc chắn trẻ sẽ không thích thú gì việc bú mẹ cả.
4. Lo lắng trẻ bị đói nên ép trẻ bú nhiều
Thực tế, dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Ngay cả trẻ từ 3 tháng trở lên, dạ dày cũng không quá lớn để chứa được nhiều lượng thức sữa một lúc được. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ lại không quan tâm điều này, hễ con khóc lại nghi ngờ con đói và cho con bú. Kết quả là, thay vì hợp tác với mẹ, trẻ sẽ đẩy đầu vú ra và khóc tiếp. Cứ như vậy, dần dần con sẽ rất sợ bú mẹ dẫn tới lười bú lúc nào không hay.
5. Cho con tập bú bình sớm và bú bình nhiều hơn bú mẹ
Không ít mẹ phàn nàn rằng, trẻ thích bú bình, bú sữa ngoài hơn bú mẹ và bỏ bú. Tuy nhiên, thực tế, việc trẻ “chê” sữa mẹ vào thời điểm này đều do lỗi của mẹ. Mẹ tập cho trẻ bú bình quá sớm, cho trẻ uống sữa công thức ngoài quá no, vậy thì sao trẻ có thể thèm bú mẹ nữa.
Cho con tập bú bình sớm và bú bình nhiều hơn bú mẹ
Chưa kể, khi trẻ giảm các cữ bú mẹ đồng nghĩa với việc sữa mẹ sẽ giảm tiết. Lâu dài, mẹ sẽ mất sữa và vô tình “đầy con vào thế” phụ thuộc sữa bình.
6. Mẹ đã từng để bé bị sặc nhiều lần
Hầu hết với những người lần đầu làm mẹ khó tránh khỏi điều này. Khi sữa về quá nhiều, mẹ không thể xử lý kịp khiến em bé bị sặc. Khi bị sặc, trẻ sẽ bị ám ảnh và sợ hãi, mỗi lần bú có vẻ không thích thú và lo lắng.
Vì vậy, trước khi cho trẻ bú, mẹ cần kiểm tra xem sữa về nhiều không. Nếu về quá nhiều nên vắt bỏ một ít hoặc trong quá trình cho trẻ bú, mẹ nhớ giữ nhẹ đầu vú để sữa chảy xuống từ từ không làm trẻ sặc.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/diem-mat-nhung-ly-do-khien-tre-so-sinh-khong-chiu-bu-me-a182054.html