Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tình trạng thai 6 tuần chưa có tim thai

Hiện tượng thai 6 tuần chưa có tim thai sẽ dễ khiến nhiều mẹ bầu suy nghĩ rằng bé yêu đang gặp vấn đề nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ tổng hợp những thắc mắc cũng như lời giải đáp về những câu hỏi liên quan tới hiện tượng thai 6 tuần chưa có tim thai.

Thai 6 tuần chưa có tim thai có sao không?6 tuan chua co tim thai

Nghe qua thì vấn đề thai 6 tuần không thấy tim thai là thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây lại là điều bình thường và không có lý do để lo lắng. Nguyên nhân là bởi 6 tuần là thời điểm vẫn còn khá sớm để phát hiện nhịp tim. Bên cạnh đó, vẫn còn một số lý do giúp giải thích, chẳng hạn như: Tuổi thai của bạn cũng có thể không chính xác và chu kỳ trứng rụng, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Hơn nữa, loại hình siêu âm mà bạn chọn lựa cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Phương pháp siêu âm vùng bụng thường ít nhạy và có thể làm mẹ bầu mất nhiều thời gian hơn để xác định nhịp tim. Còn phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo sẽ mang đến kết quả chính xác, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ vì đầu dò sẽ được đưa vào âm đạo của bạn, từ đó dễ dàng tiếp cận với tử cung.

Thai 6 tuần chưa có tim thai có phải biểu hiện sẩy thai không?

Không nghe thấy nhịp tim thai sẽ là biểu hiện của sẩy thai trong các trường hợp dưới đây:

  • Không nghe thấy nhịp tim thai đồng thời mức hCG của thai phụ giảm
  • Không có sự xuất hiện của nhịp tim trong các kết quả siêu âm
  • Lần siêu âm trước có nghe thấy nhịp tim nhưng lần siêu âm sau thì không

Ngoài ra, các sĩ sản khoa cũng có thể đo chiều dài của phôi để xác định nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp phôi lớn hơn 5mm mà không có nhịp tim thì tức là nó đang là một biểu hiện của hư thai. Bên cạnh đó, nếu túi thai lớn hơn 10mm mà không có túi noãn hoàng hoặc túi thai lớn hơn 20mm mà không có phôi hoặc túi noãn thì tiên lượng rất xấu.

Siêu âm thai 6 tuần có tác dụng gì?6 tuan chua co tim thai

Bên cạnh kiểm tra tim thai thì siêu âm 6 tuần sẽ giúp các bác sĩ sản khoa xác định đươc vị trí của phôi. Nhờ đó có thể biết được rằng phôi có làm tổ chính xác ở tử cung hay không. Trong trường hợp thai ngoài tử cung, phụ nữ mang thai sẽ phải được hỗ trợ ngay lập tức để tránh các nguy cơ về sau.

Điều gì sẽ xảy ra nếu vẫn không có nhịp tim ở lần siêu âm tiếp theo?

Tình trạng không có nhịp tim trong siêu âm theo dõi sau một tuần có thể làm cho khả năng thai ngừng tiến triển tăng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng vội buồn vì sẽ vẫn còn hy vọng. Trong một số trường hợp, siêu âm 7 tuần không tìm thấy nhịp tim có thể là bởi tuổi thai chưa chính xác và việc kinh nguyệt không đều khiến bạn dễ bị nhẫm lẫn thời gian thụ tinh thành công.

Không thấy tim thai ở tuần thứ 8 có nguy hiểm không?

Trong trường hợp ngày mang thai chính xác và không có nhịp tim sau 8 tuần, thì có nguy cơ thai chết lưu khá cao. Tuy nhiên trên thực tế vẫn ghi nhận việc siêu âm không thấy tim thai ở tuần thứ 8 mà em bé vẫn chào đời khỏe mạnh.

Nhịp tim thai thế nào là bình thường?6 tuan chua co tim thai

Thông thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 110 – 160 lần/phút. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhịp tim thai có thể nhanh hơn một chút, từ 170 – 180 lần/phút. Còn các giai đoạn tiếp theo, nhịp tim thai ổn định trong khoảng trung bình 130 – 140 lần/phút.

Làm thế nào để giữ phôi thai khỏe mạnh?

Có một số nguyên nhân khiến thai 6 tuần không có tim thai. Nhưng mẹ bầu có thể thực hiện các bước sau để giúp tim của thai nhi luôn được khỏe mạnh:

  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá vào tam cá nguyệt thứ 1
  • Bổ sung axit folic trong thai kỳ để hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật tim bẩm sinh
  • Hạn chế tối đa rượu bia để tránh hội chứng rượu bào thai cũng như các biến chứng khác
  • Giữ đường huyết ở mức ổn định, đặc biệt là khi bà bầu mắc phải đái tháo đường thai kỳ
  • Không sử dụng Accutane cho mục đích trị mụn trứng cá bởi nó khiến bé có nguy cơ bị dị tật tim thai

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.