Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ muốn bảo vệ thai nhi tốt thì cần phải đọc ngay

Cùng tìm hiểu trong 3 tháng cuối thai kỳ này mẹ có sự thay đổi như thế nào và mẹ cần làm những gì để có thai kỳ khỏe mạnh, chờ ngày sinh đang tới gần của mình.

 

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong 3 tháng cuối

Tất cả những điều mẹ bầu nên biết trong giai đoạn cuối thai kỳ

Bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng bầu của mẹ sẽ “tụt” xuống khung xương chậu. Một số ít mẹ bầu có tình trạng ốm nghén ở những tháng cuối này, nguyên nhân là do cơ thể giảm bài tiết mật, làm cho bạn luôn có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, da vị vàng. Trường hợp nếu mẹ thấy da bị ngứa thì rất có thể chức năng hoạt động của gan đang bị suy giảm.

– Sự thay đổi về da: Do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể kích thích sự bài tiết của tuyến dầu dưới da nên da của mẹ sẽ xuất hiện mụn trứng cá.

Trên khuôn mặt mẹ những đốm nám, tàn nhang, sạm da xuất hiện nhiều hơn vào thời gian này, để hạn chế mẹ nên tránh để cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mẹ cũng không cần quá lo lắng, hầu hết những vết nám này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé một thời gian.

Mồ hôi cơ thể và các nốt ban cũng xuất hiện trên da do sự thay đổi của hormone khi mang thai.

Một số mẹ bầu sẽ nhận thấy da chân của mình trông có vẻ xanh xao và không được sạch sẽ giống như bị mốc. Giãn tĩnh mạch cũng là một hiện tượng thường thấy ở giai đoạn cuối, tuy nó không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ nhưng một số ít mẹ bầu nó có thể dẫn tới tình trạng lở loét.

– Thay đổi về tóc: Mẹ sẽ thấy tóc mình trở nên dày, đen bóng mượt hơn ở 3 tháng cuối. Sau sinh tóc của mẹ cũng sẽ rụng đi rất nhiều, điều này là một hiện tượng bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng.

Ở vùng mặt, chân tay lông mọc nhiều hơn và sau sinh hiện tượng này cũng sẽ giảm dần.

Đặc trưng cơ thể và điều mẹ cần làm trong 3 tháng cuối thai kỳ

Mang thai tháng thứ 7:
 

Tất cả những điều mẹ bầu nên biết trong giai đoạn cuối thai kỳ

– Đặc trưng: mẹ thường thở dốc (thở ngắn).

– Mẹ cần làm: Thực đơn bữa ăn mẹ cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

– Để có kiến thức về mang thai, sinh nở và học cách kiểm soát được cảm xúc của mình trong những ngày gần sinh, mẹ nên đăng ký cho mình một lớp học tiền sản.

– Tìm hiểu thông tin, kiến thức có sự chọn lọc về mang thai, sinh nở trên báo đài, tạp chí, internet để có được kiến thức vững vàng, giúp mẹ an tâm hơn trong thai kỳ.

– Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên.

Mang thai tháng thứ 8:

– Đặc trưng: Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật trong thời gian tới, tử cung sẽ xuất hiện những cơn chuyển dạ giả.

– Mẹ nên làm: Học cách thở, điều này sẽ giúp cho mẹ dễ dàng hơn khi đối mặt với những cơn chuyển dạ sinh bé.

– Để hỗ trợ cho quá trình sinh nỡ dễ dàng hơn, mẹ nên tập luyện các bài tập đáy chậu kegel.

– Mẹ đã nghĩ tới tên sẽ đặt cho thiên thần nhỏ của mình chưa, nếu chưa thì mẹ có thể tìm một cái tên dễ thương hoặc có ý nghĩa để đặt cho bé rồi.

Tất cả những điều mẹ bầu nên biết trong giai đoạn cuối thai kỳ

Mang thai ở tháng thứ 9:

– Đặc trưng: Mẹ sẽ cảm thấy hơi thở của mình trở nên dễ dàng và thoải mái hơn so với những tháng trước. Tình trạng đi tiểu rắt của mình xuất hiện nhiều hơn do trọng lượng của bé ngày càng lớn và gây sức ép lên bàng quang.

– Mẹ nên làm: Dù bụng của mẹ đã rất lớn nhưng mẹ vẫn nên cùng chồng đi dạo, và thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp mẹ giữ được sức khỏe và sinh nở dễ dàng hơn.

– Mẹ nên bàn thêm với chồng về kế hoạch sinh nở, vấn đề tài chính. Gói ghém đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé trước bỏ vào một cái túi. Bố và mẹ cũng nên nghĩ tới việc chọn phương tiện nào để đến bệnh viện khi chuyển dạ để khỏi lúng túng.

– Dành thời gian nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ trong những ngày vượt cạn gần kề.

– Nếu đang để tóc dài thì mẹ nên ra tiệm để cắt ngắn tóc, điều này sẽ tiện hơn cho mẹ khi sinh và chăm sóc bé, cắt ngắn móng tay móng chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Duy trì ăn cá 3 tháng cuối thai kỳ để bé sinh ra thông minh

Tất cả những điều mẹ bầu nên biết trong giai đoạn cuối thai kỳ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong 3 tháng cuối thai kỳ bộ não của bé sẽ dần phát triển hoàn thiện và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não của người trưởng thành.

Dưỡng chất DHA có trong cá là yếu tố quan trọng để cấu thành bộ não và hình thành hệ thần kinh trung ương, võng mạc, võ não của thai nhi. Lượng DHA tích tụ trong màng não của bé ở 3 tháng cuối này ở mức khá cao.

Những nhóm thực phẩm giàu Omega 3 và DHA như các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, dầu thực vật, trứng, bơ thực vật, các loại đậu nguyên hạt…

Lưu ý với cá biển, một tuần mẹ chỉ nên ăn 2 bữa quá (từ 300 -350g) là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Tránh không nên ăn nhiều vì cá có nhiều thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngủ trưa không làm cho mẹ khó sinh

Nhiều mẹ hiểu lầm rằng, ngủ nhiều trong những ngày gần sinh nở sẽ khiến thai nhi to lên và khó sinh hơn. Ngủ một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ rất tốt cho cơ thể mẹ, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, tỉnh táo, tốt cho hệ thần kinh và tim mạch.

Chú ý là mẹ chỉ nên ngủ khoảng 20 -30 phút vào buổi trưa và không nên ngủ lâu hơn 45 phút.


Nguồn : bau.vn