Hội chứng đầu bẹt ở trẻ, cách phòng tránh để bé có đầu tròn và đẹp

Hội chứng đầu bẹt ở trẻ rất dễ xảy ra nếu cha mặt đặt trẻ nằm ngủ không đúng tư thế. Vậy làm sao để phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh?

Không ít trẻ bị bẹt đầu do cha mẹ đặt trẻ nằm không đúng tư thế. Do đó, để tránh tình trạng bé sơ sinh bị méo đầu, bẹt đầu thì bố mẹ cần chú ý hơn. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu về hội chứng đầu bẹt ở trẻ ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Hội chứng đầu bẹt ở trẻ

Đầu bẹt hay còn gọi là plagiocephaly, là hiện tượng mà đầu của trẻ có hình dạng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường. Đây là tình trạng mà một phần hộp sọ đầu của bé bị làm bằng phẳng ở phía sau hoặc ở 2 bên. Từ đó khiến cho hình dạng hộp sọ không được tròn trịa mà trở nên móp méo bất thường. Tình trạng này có thể làm hình dáng đầu của trẻ mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầu bẹt

1. Do tư thế ngủ của trẻ

Nằm ngửa có thể giúp trẻ nằm yên lâu hơn nằm sấp nhưng lại dễ khiến trẻ bị bẹt đầu. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc phải hội chứng này, bạn nên chú ý và đổi tư thế khi ngủ cho con.

2. Trẻ bị sinh non

Trẻ sinh non tháng có xương sọ mềm hơn trẻ sinh đủ tháng. Do đó, bé rất dễ bị bẹt đầu khi nằm nghiêng sang một bên.

3. Hội chứng đầu bẹt ở trẻ: Do nằm võng

Bất cứ thứ gì khiến đầu trẻ lắc lư sang đều không tốt. Do đó, bạn nên hạn chế cho bé sử dụng những vật này. Vì thế, nằm võng quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng bẹt đầu ở trẻ.

4. Trẻ có vấn đề về cơ cổ

Rối loạn thần kinh khiến cho cơ cổ bé bị cứng và khó xoay trở qua lại nên khiến đầu bé cứ nằm im một chỗ và làm tăng nguy cơ bị méo hơn.

Triệu chứng trẻ bị đầu bẹt

hoi chung dau bet o tre

Hộp sọ khỏe mạnh sẽ có hình tròn ở phía sau và đối xứng 2 bên. Nếu cha mẹ cảm thấy Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra hộp sọ của bé để xem nó có đối xứng không hoặc có chỗ nào bị phẳng không. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện hay triệu chứng bất thường, hãy chủ động đưa trẻ đi khám.

Cách phòng tránh hội chứng đầu bẹt ở trẻ

hoi chung dau bet o tre

Cha mẹ không nên để trẻ nằm ở một tư thế quá lâu. Nếu bé có xu hướng luôn nghiêng sang một bên khi ngủ thì bạn hãy xoay trở đầu bé lại hoặc kê thêm khăn trong nôi cho trẻ. Một cách khác để ngăn ngừa chứng đầu bẹt là đừng để bé nằm ngửa khi thức. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé đạt được một số cột mốc phát triển của bé như lăn, ngồi để hạn chế được hội chứng này.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.