Lúc này ngực mẹ bầu sẽ trở nên sưng và có thể đau ít hay nhiều tùy vào từng mẹ.
Núm vú đổi màu, kích thước thay đổi là những biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy nhất sự hoạt động của tuyến sữa.
Cơ chế sản xuất sữa mẹ
Các tuyến vú tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ được chia thành các nhóm và đảm nhận những vai trò khác nhau.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
– Một số tuyến sẽ phụ trách sản xuất ra sữa. Chúng là các cụm túi nhỏ nằm xung quanh vú, được các bắp thịt bao quanh đẩy sữa vào ống dẫn sữa.
– Một số tuyến hình thành ống dẫn sữa. Các ống này tiếp sữa từ các tuyến sữa và đưa sữa ra ngoài. Mỗi vú có chừng 9 ống và chúng thường tăng kích thước ngay từ khi mẹ mang thai. Đầu ra của ống sữa tập trung ở đầu ti.
Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu cho bé bú
Lời khuyên đúng là mẹ nên cho bé bú ngay sau khi bé chào đời để tận dụng được nguồn sữa non. Sữa non chỉ tồn tại trong khoảng ba ngày, giàu dinh dưỡng, vitamin và một số chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Sau ba ngày thì sữa mẹ sẽ xuống và thành phần dinh dưỡng không còn đặc biệt như vậy nữa.
Nên cho bé bú ngay khi sinh để tận dụng nguồn sữa non.
Thay đổi xảy ra khi bé bắt đầu bú mẹ
Khi bé bú sữa sẽ tạo ra các kích thích trong cơ thể mẹ khiến cho các hormone thúc đẩy việc tiết sữa được tăng lên. Do đó, bé càng bú, lượng sữa mẹ tiết ra càng nhiều. Nếu mẹ thấy căng tức ngực thì việc cho bé bú thường xuyên có thể giảm đi hiện tượng này do lượng sữa nằm trong các ống sữa đã được hút ra.
Ngoài ra oxytocin là hormone được giải phóng để kích thích tuyến sữa cũng sẽ khiến cho cổ tử cung co hẹp lại như ban đầu. Vì vậy, mẹ sẽ thấy nhói ở bụng vì các cơn co thắt.
Cách để mẹ luôn đủ sữa cho con bú
Bú đủ sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt.
Để có đủ sữa cho con bú cách duy nhất các mẹ có thể làm là cho bé bú thường xuyên sau khi đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có mối liên hệ mật thiết giữa lượng sữa và số lần cho con bú. Khi trẻ bú các kích thích được tạo ra để cơ thể mẹ sản xuất đủ lượng sữa cần thiết.
Một loại protein đặc biệt trong trong sữa mẹ là feedback inhibitor of lactation (FIL) quyết định lượng sữa có trong mỗi vú của mẹ. Lượng FIL thấp kích thích tốt hơn việc tái sản xuất sữa mẹ, do đó mẹ nên cho con bú cạn từng bên vú rồi mới đổi để tận dụng cơ chế này.
Lượng FIL riêng biệt ở hai bầu sữa. Do đó mẹ có thể bị tắc sữa chỉ ở một bên và vẫn duy trì được nguồn sữa cho con ở bên còn lại.
Theo Yeutre
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn