Từ xa xưa, việc trẻ em mới chào đời nặng cân hơn mức bình thường luôn được cho là tốt. Vì vậy, nhiều bà mẹ ngày nay đã không kiểm soát được chế độ ăn uống dẫn đến trẻ sơ sinh quá to và nặng.
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Harvard cho thấy trọng lượng của trẻ sơ sinh càng gần với con số này, não của trẻ càng phát triển tốt hơn.
Sau một thời gian dài so sánh và nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của trường đại học Harvard phát hiện ra rằng cân nặng của một đứa trẻ khi sinh ra có mối quan hệ nhất định với sự phát triển não bộ của trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, trọng lượng của một đứa trẻ sơ sinh là 2,72kg đến 3,62kg. Có thể nói rằng đây là mức cân nặng vừa phải của một em bé và phạm vi cân nặng này cho thấy não trẻ đang phát triển tốt. 2.9kg cũng được cho là trọng lượng cân nặng lý tưởng của trẻ sơ sinh.
Do đó, trẻ sơ sinh dưới có cân nặng dưới mức 2,72kg đến 3,62kg hoặc cao hơn mức 2,72kg đến 3,62kg không khỏe mạnh như những trẻ nặng trong khoảng 2,72kg đến 3,62kg, đặc biệt ở sự phát triển trí tuệ.
Trong hầu hết các trường hợp, trọng lượng của một đứa trẻ sơ sinh là 2,72kg đến 3,62kg.
Bé sơ sinh có cân nặng quá lớn gây ảnh hưởng như thế nào?
Những em bé sinh ra với cân nặng quá 3,62kg được coi là em bé có mức cân nặng quá lớn. Mức cân nặng quá lớn này cũng sẽ có tác động nhất định đối với mẹ của bé.
1. Gây khó khăn trong việc sinh thường
Khi sinh con, hầu hết các bà mẹ thường ưu tiên sinh thường. Các bác sỹ cũng khuyên các sản phụ nên sinh thường để tốt cho sự phát triển của bé cũng như quá trình phục hồi của người mẹ. Thai nhi quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc sinh thường và khiến bác sỹ dễ phải chọn phương pháp sinh mổ để giúp người mẹ có thể sinh con dễ dàng hơn. Do đó, người mẹ nên chú ý kiểm soát chế độ ăn uống, không để thai nhi phát triển quá lớn.
Trẻ sơ sinh vượt quá cân nặng quy chuẩn khiến mẹ khó sinh thường
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ tăng trưởng và phát triển đặc biệt nhanh. Trẻ có cân nặng bình thường hoặc trẻ nhỏ sẽ phát triển nhanh nhẹn hơn và các hoạt động của em bé cũng nhanh nhẹn hơn. Trong thời kỳ này, sự tặng trưởng về chiều cao và cân nặng của bé rất đáng kể.
Trẻ sơ sinh thừa cân, quá bụ bẫm hoạt động bất tiện và dễ hình thành sự lười biếng. Do đó, cân nặng quá mức có thể tạo gánh nặng cho cơ thể trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Những trẻ quá thừa cân, bụ bẫm thường không cao thậm chí gặp khó khăn trong việc di chuyển. Do đó, mẹ cần kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ đúng cách để trẻ có được cân nặng đạt chuẩn.
3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não
Cân nặng của trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển trí não
Trẻ sơ sinh quá béo phì có thể dễ dàng gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như trẻ ngáy khi ngủ. Ngưng thở ngắn hạn, dễ gây thiếu oxy trong não, tần số trao đổi oxy và carbon dioxide bị chậm lại, dẫn đến việc khó loại bỏ carbon dioxide, không bổ sung oxy kịp thời và thiếu oxy.
Vì oxy không được kịp thời, trẻ sẽ buộc phải thức dậy, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và trạng thái tinh thần kém. Thiếu oxy cũng sẽ gây chậm phát triển não và ảnh hưởng đến trí thông minh và trí nhớ.
Khi mẹ mang thai, bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Thai nhi quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/khong-phai-tre-so-sinh-cang-to-cang-tot-can-nang-cham-gan-chi-so-nay-moi-phat-trien-nao-toan-dien-a180990.html