Vai trò của tiêm phòng thai kỳ
Tiêm chủng vắc-xin không những rất cần thiết với những người bình thường mà đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai, vì nó có vai trò to lớn đối với cả sức khỏe của người mẹ và bé:
1. Đối với người mẹ
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch dần suy giảm. Vì vậy thai phụ rất dễ bị dị ứng thời tiết, cảm cúm, nhiễm lạnh hoặc mắc nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella..v..v…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí trong một số trường hợp thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh… Đó chính là lý do tại sao phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng thai kỳ đầy đủ trước và khi đang mang thai.
Tiêm chủng vắc-xin không những rất cần thiết với những người bình thường mà đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai
2. Đối với thai nhi
Việc tiêm phòng khi mang thai cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vắc-xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu mẹ chủ động tiêm phòng trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng thì còn hạn chế các tác dụng phụ đối với thai nhi. Bởi vì trong một số trường hợp đặc biệt, vắc-xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, để tiêm phòng khi mang thai diễn ra an toàn, phụ nữ cần tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai
1. Vắc xin ngừa sởi, quai bị và Rubella
Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm sốt, ho, chảy mũi, các đốm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên cơ thể sau đó vài ngày.
Quai bị là một chứng bệnh truyền nhiễm do virus gây sưng tuyến nước bọt gây ra.
Nếu mẹ bị nhiễm một trong hai bệnh trên trong thời kì mang thai, tỷ lệ sẩy thai của mẹ sẽ rất cao. Bệnh Rubella, hay còn gọi là sởi Đức, có triệu chứng khá giống với bệnh cảm cúm và thường kèm theo đó là các vết ban. Khoảng 85% em bé có mẹ mắc phải bệnh này sẽ bị dị tật bẩm sinh như khiếm thính hoặc thiểu năng. Thường mẹ phải chờ từ một đến ba tháng sau khi tiêm vắc xin tổng hợp sởi, quai bị và Rubella để bắt đầu thụ thai.
2. Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, có thể khiến mẹ bị sốt và nổi những vết ban gây ngứa ngáy và khó chịu. Khoảng 2% những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm thủy đậu vào 5 tháng đầu tiên khi mang thai sẽ bị dị tật bẩm sinh, dị hình và liệt chi dưới. Mẹ mắc bệnh thủy đậu trước khi chuyển dạ có khả năng lây bệnh truyền nhiễm và đe dọa tính mạng cho bé.
3. Vắc xin ngừa cúm
Bác sĩ và các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ nên tiêm ngừa cúm khi mang thai. Thuốc tiêm ngừa cúm được sản xuất từ các virus đã chết nên nó sẽ không gây hại cho thai nhi. Mẹ nên tránh dùng loại vắc xin ngừa cúm dưới dạng xịt có tên gọi là FluMist bởi nó được sản xuất ra từ virus còn sống.
Tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến và xin chỉ định của bác sĩ khi mẹ muốn tiêm ngừa trước khi bắt đầu mang thai.
Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch trong cơ thể thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin trước mang thai và trong thai kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai sản.
Tuy nhiên, vì một số lý do nhiều phụ nữ quên tiêm phòng khi mang thai dẫn đến việc nếu không may mắc một số bệnh truyền nhiễm, thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao, thậm chí có thể khiến bào thai bị dị tật, ngừng phát triển.
Cụ thể, nếu thai phụ không tiêm phòng khi mang thai và “lỡ” mắc một số bệnh nguy hiểm thì thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều thiệt thòi như:
- Bệnh sởi: nếu người mẹ đang mang thai bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, chết lưu, sinh non, sảy thai..rất nguy hiểm..
- Bệnh quai bị: Nếu trong tháng 1,2,3 và tháng thứ 7,8,9 thai kỳ, nếu người mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ rất cao mắc dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể chết lưu, sinh non.
- Bệnh rubella: trong tháng 1,2,3 thai kỳ, nếu người mẹ nhiễm virus rubella thì đến 90% thai nhi có nguy cơ bị dị tật não, tim, mắt, tai hoặc không thể tiếp tục phát triển.
- Bệnh thủy đậu: Nếu người mẹ mắc thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nếu mắc thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh thì đứa trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh và có thể dẫn tới tử vong.
- Bệnh cúm: tuy không gây biến chứng nghiêm trọng cho thai phụ nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
- Bệnh viêm gan B: Nếu thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì rất có khả năng sẽ lây cho bé trong quá trình sinh nở. Trẻ em sơ sinh nếu không may nhiễm virus viêm gan thì khả năng cao khi trưởng thành sẽ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan, đây là điều các bậc phụ huynh nên lưu ý.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/khong-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-co-sao-khong-a183752.html