Làm gì để giảm tình trạng đau háng khi mang thai?

Đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến và không nguy hiểm cho bé, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt cơn đau.

Đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và xuất hiện ở nhiều mẹ bầu. Bạn không cần quá lo lắng bởi các biểu hiện và cách khắc phục đau khớp háng khi mang thai không cần dùng thuốc sẽ có ở bài viết dưới đây của Bau.vn!

Đau háng khi mang thai qua từng giai đoạn

1. Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất

Cơn đau háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể lan từ háng lên tới vùng thắt lưng, mông đùi. Trong 3 tháng đầu các cơn đau thường xuất hiện khi bạn thực hiện một số cử động nhất định như đi lại, đứng lên khi đang ngồi.

dau hang khi mang thai

Ít có mẹ bầu bị đau háng 3 tháng đầu và không liên quan tới nguyên nhân nào quan trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn chỉ cần chú ý kiểm tra, siêu âm vị trí túi thai bởi đau háng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.

2. Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai

Trong 3 tháng giữa, nội tiết tố thay đổi làm các khớp xương lỏng ra nên mẹ dễ bị đau háng. Nhiều mẹ bầu bị đau khi thực hiện các hành động đứng lên, ngồi xuống đột ngột, uốn cong người hoặc khi nâng đồ vật.

3. Thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng

Càng về cuối thai kỳ, tình trạng đau khớp háng khi mang thai càng xuất hiện dày đặc do kích thước của thai nhi ngày càng to. Mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau nhức ở lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và hai khớp háng thay đổi theo từng tuần. Có nhiều nguyên nhân gây dẫn đến đau háng ở giai đoạn này như thiếu canxi, thay đội tư thế thai, thai lớn gây áp lực…

dau hang khi mang thai

Làm gì để phòng tránh và khắc phục đau khớp háng khi mang thai?

Các cơn đau khớp háng phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi của cơ thể mẹ, không có nhiều nguy hiểm đến mức phải can thiệp y khoa. Để giảm những cơn đau khó chịu này, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Thực hiện chườm nóng, ngâm chân nước ấm: kích thích tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau.
  • Chườm lạnh: Nếu cơn đau háng khi mang thai kèm theo triệu chứng sưng thì mẹ nên chườm lạnh để giảm tình trạng sưng, giảm đau hiệu quả hơn.
  • Chăm chỉ tập các bài thể dục nhẹ nhàng: yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng có tác động tốt tới thắt lưng và khớp háng, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất.
  • Chú ý bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
  • Massage trong thai kỳ để giảm tình trạng căng thẳng, thư giãn cơ bắp, hạn chế các cơn đau háng.
  • Nhờ sợ hỗ trợ từ quần áo: dùng quần áo có tính đàn hồi, dây đai đỡ bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên khu vực xương chậu và các vùng xung quanh, từ đó giảm các cơn đau.

 

dau hang khi mang thai

Nếu mẹ bầu đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau không thuyên giảm trái lại ngày càng nặng thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Có thể, bạn sẽ cần đeo đai hỗ trợ, thực hiện vật lý trị liệu hay các bài tập đặc biệt để tăng sức khỏe cho các cơ, khớp háng.

Nhìn chung, đau háng khi mang thai là triệu chứng phổ biến, không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tuy vậy, nếu cơn đau dai dẳng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày thì bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra toàn diện nhằm tránh các rủi ro như sinh non, chuyển dạ khó.

Nguồn : bau.vn