Lợi ích và những lời khuyên dành cho bà bầu khi đi bơi

Bơi lội thường xuyên khi mang thai được chứng minh là đem lại rất nhiều lợi ích cho chị em. Tuy nhiên, bà bầu đi bơi tuyệt đối không thể quên những lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lợi ích của bơi lội khi mang thai

Bơi lội là một môn thể thao nhẹ nhàng, chỉ cần tập luyện 30 phút mỗi ngày trước khi sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và em bé:

– Giảm sưng mắt cá chân và bàn chân: Nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch, tăng cường lưu thông ở chân để giảm tình trạng phù nề khi mang thai.

Đi bơi khi mang bầu và những lợi ích không ngờ ⋆ Hồng Ngọc Hospital

Bơi lội là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai

– Giảm đau thần kinh tọa dễ dàng: Bình thường đầu em bé chèn ép lên dây thần kinh (trong 3 tháng cuối thai kỳ) khiến cho mẹ bị đau nhất là ở phần lưng, hông. Khi bơi em bé cũng sẽ “nổi” cùng mẹ nên sẽ giảm bớt tình trạng đau.

– Giảm ốm nghén: Nhiều phụ nữ mang thai cho biết nước mát giúp giảm buồn nôn và ốm nghén khi mang thai.

– Giữ cho cơ thể mát mẻ: Khi mang thai cơ thể người mẹ thường tăng nhiệt cao hơn, toát hồ hôi nhiều, vì vậy việc ngâm mình trong một hồ nước mát có thể giúp cơ thể mát mẻ hơn, đặc biệt là khi nhiệt độ  bên ngoài tăng cao.

– Cải thiện sức chịu đựng: Bơi lội duy trì cơ bắp và tăng sức chịu đựng của thai phụ, giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.

– Đốt cháy calo, giúp quản lý cân nặng của mẹ bầu, nếu duy trì tập luyện sau sinh sẽ cải thiện vóc dáng hiệu quả.

Lời khuyên cho bà bầu khi đi bơi

Lời khuyên cho ba tháng đầu tiên

Nếu thể lực cho phép, những phụ nữ mang thai nên bơi ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bơi vào buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu quên cơn buồn nôn và tiếp thêm sinh lực cho cả ngày.

Lời khuyên cho ba tháng tiếp theo

Cho dù đã bước sang giai đoạn giữa của thai kì, nhưng bạn không bắt buộc phải bơi ít đi vì có khá nhiều kiểu bơi nhẹ nhàng phù hợp đối với cơ thể mẹ bầu. Đồng thời, mẹ bầu có thể không cần phải thay đổi chế độ luyện tập, nhưng có một lưu ý về đồ bơi là phải thật sự thoải mái vì lúc đó vòng 2 đã và đang to ra.

7 lợi ích tuyệt vời đến "không ngờ" của bơi lội đối với bà bầu
Có khá nhiều kiểu bơi nhẹ nhàng phù hợp đối với cơ thể mẹ bầu

Lời khuyên cho 3 tháng cuối

Môi trường nước sẽ hỗ trợ khớp và dây chằng của mẹ bầu khi bơi, ngăn ngừa chấn thương và cũng giúp mẹ bầu cảm thấy mát mẻ. “Kiểu bơi ếch đặc biệt có lợi trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bởi vì nó giúp thư giãn và cân bằng các cơ ở vùng ngực và vùng lưng. Đây là hai vùng thường bị lệch do những thay đổi trong quá trình mang thai”, bà Julie Tupler, huấn luyện viên, người sáng lập Maternal Fitness, một chương trình tập thể dục cho phụ nữ mang thai tại thành phố New York cho biết.

Kiểu bơi tốt nhất cho phụ nữ trong thai kỳ

Kiểu bơi ếch có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu vì nó không đòi hỏi phải xoay người (như là kiểu bơi sải) và không mất nhiều sức. Ngoài ra, nó làm giảm đáng kể sự căng thẳng gia tăng ở phía sau do trọng lượng phần bụng tạo ra. Trong khi việc mang thai thường khiến giãn cơ, thay đổi hình dạng cột sống và xương chậu, thì kiểu bơi ếch này sẽ nhẹ nhàng làm săn chắc các bắp cơ và ngăn ngừa những hiện tượng đó.
Học bơi ếch và các kỹ thuật bơi ếch như thế nào?
Tư thế bơi ếch

Một kiểu bơi khác cũng rất tốt đó là bơi ngửa. Vì nước làm giảm những tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể, nên bà bầu có thể nằm ngửa mà không phải lo sợ tuần hoàn máu bị suy giảm trong khi điều này rất dễ xảy ra và gây nguy hiểm nếu bà bầu nằm ở tư thế đó và tập thể dục trên sàn khô ráo. Tuy nhiên, nếu bơi ngửa sau tuần thứ 16 thai kỳ, dù trong thời gian ngắn hay dài cũng gây cảm giác rất khó chịu vì khối lượng của thai nhi sẽ hoàn toàn tạo áp lực lên động mạch chủ. Vì vậy khi thấy đau, bạn nên ngừng kiểu bơi này.

Bơi lội có tốt cho bà bầu không? bà bầu cần chú ý gì khi đi bơi?
Tư thế bơi ngửa

Lưu ý khi đi bơi

  • Phải tắm rửa lại sạch sẽ sau khi đi bơi nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.
  • Bơi xong nên đi tiểu tiện ngay để phòng viêm âm đạo.
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  • Sau khi bơi nhiệt độ cơ thể xuống thấp, nên chú ý giữ ấm và bổ sung lượng nước kịp thời.
  • Không ăn uống gì trước khi bơi khoảng 2 tiếng.
  • Thoa kem chống nước trước khi đi bơi ít nhất là 20 phút.
  • Mẹ nên làm ướt người và khởi động nhẹ nhàng trước khi xuống nước để tránh tình trạng chuột rút và sốc nhiệt, nhất là khi trời nắng nóng.
Ngọc Hồi
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/loi-ich-va-nhung-loi-khuyen-danh-cho-ba-bau-khi-di-boi-a173135.html

Nguồn : bau.vn