Lựa chọn độ tuổi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy – nguyên tắc “vàng” cho mẹ

Ăn dặm tự chỉ huy - một phương pháp vô cùng quen thuộc với các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên lựa chọn độ tuổi nào cho trẻ ăn dặm vẫn là điều mà mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là Baby Led Weaning (BLW). Đây là phương pháp ăn dặm hướng đến sự tự do của trẻ. Các con được quyền tự quyết định ăn những gì và ăn như thế nào. Khi ăn dặm theo phương pháp này, cha mẹ cần tôn trọng tối đa quyết định của trẻ, không thúc ép con ăn. Ăn dặm BLW có rất nhiều ưu điểm vượt trôi. Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này thì các nguyên tắc rất quan trọng. Trong số đó, lựa chọn độ tuổi ăn dặm là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Trẻ mấy tuổi có thể ăn dặm tự chỉ huy?

Theo WHO, 6 tháng tuổi là độ tuổi hợp lý cho trẻ ăn dặm. Thời điểm này hệ tiêu hóa của các con đã phát triển hoàn thiện. Con có thể chuyển từ bú sữa mẹ sang hấp thu các thức ăn khác phức tạp hơn. 6 tháng tuổi cũng là lúc con cần được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn thường. Vì nguồn sữa mẹ bây giờ không thể cung cấp đủ để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế con cần hấp thu các tinh chất đa dạng hơn từ thực phẩm bên ngoài.

an dam tu chi huy

Nhiều người cho con ăn dặm ở giai đoạn 5 tháng tuổi. Tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện và còn non nớt. Nếu cho trẻ ăn dặm ngoài sữa mẹ sẽ dẫn đến việc bị táo bón, tiêu chảy. Về lâu dài hệ tiêu hóa của trẻ còn dễ bị ảnh hưởng và hình thành một số bệnh nguy hiểm.

an dam tu chi huy

Nếu cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy khi chưa đủ 5 tháng con sẽ gặp nhiều khó khăn. Lúc này con chưa ngồi vững, ngón tay chưa thể vận động linh hoạt. Hơn nữa việc ngồi cố định trong thời gian dài có thể sẽ khiến trẻ mệt vì không thể giữ thẳng cổ, xoay đầu lâu. Thời gian tối đa các con ngồi được lúc này chỉ tầm 30 phút đổ lại. Chính vì vậy việc cho ngồi ăn dặm lúc này là chưa nên.

Dấu hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn dặm

Khi cha mẹ nhận thấy các biểu hiện sau đồng nghĩa với việc con có thể bắt đầu ăn dặm:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ có thể giữ đầu thẳng, ngồi thẳng.
  • Trẻ cử động linh hoạt các ngón tay, có thể há miệng đưa thức ăn vào và biết hình thành phản xạ nhai, nuốt.
  • Trẻ có thể nhận biết các món ăn, mùi vị, màu sắc và hình dạng cũng như thái độ bày tỏ với các món ăn thích hoặc không thích.

an dam tu chi huy

Ăn dặm cần đặc biệt lưu ý về thời gian. Đối với ăn dặm tự chỉ huy thì điều đó càng quan trọng bởi nguyên liệu chủ yếu là các đồ thô. Ngoài các công thức cơ bản, tùy thuộc sức khỏe thể chất của mỗi trẻ mẹ cũng nên xây dựng kế hoạch ăn dặm riêng biệt. Nếu con có vấn đề về sức khỏe mẹ nên liên hệ bác sĩ tư vấn để tìm ra thời điểm thích hợp nhất cho con.

Nguồn : bau.vn