Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Trong thời gian gần đây, lấy máu cuống rốn và lưu trữ đang nhận được rất nhiếu sự quan tâm của những người sắp làm cha mẹ.

Vậy máu cuống rốn là gì và lưu trữ nó có tác dụng gì? Bau.vn sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu máu cuống rốn là gì?mau cuong ron

Là máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn hay máu dây rốn hoặc bánh nhau chính là cầu nối liên kết giữa mẹ và thai nhi. Chúng có chức năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé trong tử cung.

Phần máu còn lại trong đoạn dây rốn và bánh nhau của mẹ bầu sau khi sinh em bé chính là lượng máu được mang đi lưu trữ. Máu cuống rốn có rất nhiều tế bào gốc, trong đó, chủ yếu là tế bào gốc tạo máu có nhiệm vụ bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.

Trước đây, dây rốn và bánh nhau đã từng được coi là một loại rác thải y tế cần loại bỏ. Tuy nhiên, sự phát triển của nền y tế đã cho ra đời của nhiều phương pháp điều trị mới. Trong đó, máu dây có tác dụng phục vụ điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc những thành viên khác trong gia đình khi có các vấn đề sức khỏe. Bởi vậy, máu cuống rốn ngày càng được các cơ sở y tế khuyến nghị nên thu thập, xử lý và lưu trữ.

Tác dụng của tế bào máu cuống rốnmau cuong ron

Tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực trong trường hợp cần chữa bệnh trong tương lai. Sử dụng tế bào máu cuống rốn chính là điều trị bằng tế bào gốc của chính mình. Như vậy trẻ sẽ không phải dùng đến các loại thuốc ức chế miễn dịch khi duy trì tế bào ghép.

Bên cạnh đó, nếu như không may một thành viên trong gia đình mắc bệnh và cần tế bào gốc để điều trị thì tỷ lệ phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào được lưu trữ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống. Cơ thể cúng ta có 3 nguồn tế bào gốc đó là tủy xương, máu ngoại vi và máu cuống rốn. Nhưng tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi khá phức tạp, giá thành cao và không thể ghép được trên người khác gen. Bởi vậy, máu dây rốn là nguồn tế bào gốc được ưu tiên nhất.

Lý do nên lưu trữ tế bào gốc máu dây rốnmau cuong ron

  • Lưu trữ máu dây rốn như một biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cả cả gia đình trong tương lai.
  • Tế bào máu gốc dây rốn có khả năng biến đổi linh hoạt: tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch, tế bào hồng cầu mang oxy cho cơ thể, tế bào tiểu cầu giúp đông máu.
  • Giúp điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu.
  • Thay thế tủy xương.
  • Có khả năng sửa chữa sai lầm do các rối loạn do di truyền.
  • Máu cuống rốn có chứa tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bởi vậy, nó có khả năng điều trị bệnh bạch cầu, các bệnh thuộc về chức năng miễn dịch, bệnh di truyền bẩm sinh của hệ thống tạo máu: Hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm.
  • Điều trị các bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu…
  • Bên cạnh đó, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?