1. Giặt chung quần áo với cả nhà
Giặt riêng quần áo trẻ với cả nhà
Hầu hết các mẹ đều có thói quen giặt chung quần áo trẻ sơ sinh với cả nhà vì cho rằng đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nó không hề bình thường chút nào.
Quần áo trẻ sơ sinh có nhiều họa tiết rườm rà, khi giặt chung có thể làm xước hỏng các họa tiết đó và khi bé mặc vô tình làm tổn thương da nếu các họa tiết trang trí bị bung ra ngoài. Chưa kể, quần áo của người lớn rất nhiều vi khuẩn, giặt chung với trẻ sơ sinh có nguy cơ khiến trẻ bị lây nhiễm các vi khuẩn đó qua quần áo vì không phải vi khuẩn nào cũng bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, quần áo trẻ sơ sinh dính nhiều nước tiểu, thậm chí là phân, khi giặt chung với quần áo người lớn vô tình khiến lượng vi khuẩn ngày càng nhiều hơn và dễ dàng gây bệnh cho cả nhà. Vì vậy, mẹ hãy phân loại quần áo trẻ sơ sinh và người lớn riêng để giặt cho bé.
2. Giặt quần áo dính nước tiểu chung quần áo sạch
Trẻ sơ sinh nếu không sử dụng bỉm, tã thì sẽ tiểu và đại tiện rất nhiều lần trong ngày ra quần. Trong đó, nhiều mẹ tiết kiệm thời gian, để chung áo quần sạch với quần bị dính nước tiểu hoặc phân và giặt cùng nhau. Điều này sẽ làm cho lượng vi khuẩn ở quần áo “dơ” lây nhiễm sang quần áo sạch và nguy cơ gây bệnh cho trẻ. Do đó, mẹ cần phân loại quần áo sạch, quần áo dính bẩn để giặt riêng.
3. Ngâm quần áo trẻ sơ sinh quá lâu
Không ngâm quần áo trẻ quá lâu để giữ chất liệu vải bền
Ngâm quần áo giúp các vết bẩn trên quần áo dễ dàng trôi đi và giặt sạch hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ ngâm quần áo trẻ sơ sinh rất lâu, thậm chí để qua đêm. Điều này sẽ khiến chất lượng vải trong quần áo giảm, hóa chất ngấm nhiều vào quần áo và quần áo bốc mùi hôi thay vì sạch. Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên ngâm quần áo khoảng 30 phút, đủ để giặt sạch là được.
4. Giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng nước nóng
Nhiều mẹ cho rằng, quần áo trẻ sơ sinh nên giặt bằng nước nóng là tốt nhất. Thực tế cho thấy, mẹ giặt quần áo thường xuyên bằng nước thì quá cẩn thận nhé. Vì đa phần, quần áo trẻ sơ sinh không bám nhiều bụi bẩn nên có thê giặt bằng nước lạnh. Riêng đối với quần áo dính chất thải thì mới cần thiết giặt bằng nước nóng hoặc ấm để tiêu diệt vi khuẩn.
5. Không cần dùng nước xả vải
Nước xả vải có tác dụng làm mềm vải, lưu hương, khử mùi hôi, tuy nhiên, nhiều mẹ lo sợ hóa chất trong nước xả vải sẽ lưu lại trên quần áo khiến trẻ ngứa ngáy. Thực ra, hiện nay có nhiều loại nước xả vải dành cho trẻ nhỏ, mẹ có thể không cần xả vải với quần áo sạch nhưng với quần áo dính chất thải thì nên xả để loại bỏ mùi hôi, khai, giúp bé thơm tho cả ngày.
Nguồn : bau.vn