Nghén ngủ khi mang thai, mẹ bầu phải hiểu sao cho đúng?

Người ta mang thai thì nghén ngọt, nghén chua còn mẹ thì chỉ nghén ngủ. Tại sao vậy nhỉ?

Nghén ngủ là hiện tượng mẹ luôn cảm thấy buồn ngủ ở 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí có thể ngủ liền 12 – 14 tiếng. Vậy cùng nghe các chuyên gia giải mã như thế nào về hiện tượng nghén ngủ của mẹ nhé!

1. Nghén ngủ xuất hiện ở giai đoạn nào?

Dấu hiệu của nghén ngủ rất dễ nhận ra, đó là mẹ luôn luôn trong trạng thái buồn ngủ, thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự gia tăng của progesterone trở nên mạnh mẽ trong toàn bộ thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu. Hoocmon này có thể khiến bà bầu mất ngủ vào ban đêm, cho nên, cảm giác mệt mỏi và thèm ngủ sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban ngày, khiến bà bầu trở nên thèm ngủ hơn, và lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ.

Nghén ngủ khi mang thai, mẹ bầu phải hiểu sao cho đúng? - ảnh 1

Bà bầu nghén ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ

2. Bà bầu nghén ngủ có tốt không?

Các chuyên nhận định, tình trạng nghén ngủ của mẹ bầu không tốt cho cả mẹ và em bé. Tại sao vậy?

– Bầu ngủ nhiều khi mang thai gây nguy hiểm về xương khớp

Người mang thai dành quá nhiều thời gian để ngủ sẽ không dành cho các hoạt động khác như đi dạo, tập thể dục,… Điều đó dẫn đến tê cứng xương khớp, dễ bị gãy xương.

Đặc biệt, xương chậu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là khi thai nhi lớn dần lên, mô xương không đủ nâng đỡ, dẫn đến đau nhức, thâm chí dễ gây sảy thai ở bà bầu.

– Nghén ngủ khi mang thai có thể gây tổn thương tinh thần

Phụ nữ mang thai bị nghén ngủ sẽ luôn có cảm giác rất mệt mỏi, dễ cáu gắt. Hơn nữa, việc ngủ nhiều còn khiến họ không được linh hoạt khi hoạt động, thiếu minh mẫn, hay quên,…

Tình trạng này nếu diễn ra quá lâu sẽ khiến bà bầu có thể bị trầm cảm, hay lo lắng, bồn chồn trong quá trình mang thai.

– Bà bầu nghén ngủ là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

Nghén ngủ tạo cảm giác lười vận động, chỉ muốn nghỉ ngơi một chỗ, vì thế, lượng đường trong máu của bà bầu sẽ tăng lên rất nhanh do chỉ sử dụng cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng.

Không những vậy, bà bầu sẽ có cảm giác khó khăn trong lúc sinh con, nhất là đối với bà bầu muốn sinh thường.

– Nằm ngủ nhiều khiến bà bầu tăng khả năng giãn tĩnh mạch

Khi bà bầu giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, lượng oxi hấp thụ sẽ ít hơn rất nhiều. Do vậy, máu không thể lưu thông bình thường, dẫn dễ ứ đọng, gây tắc mạch máu.

Bà bầu còn có nguy cơ bị khó thở, thở gấp, tức ngực nguy hiểm hơn là mất ý thức, ngất xỉu, thậm chí sẽ hại đến thai nhi như suy thai, sảy thai vì không đủ lượng oxi cần thiết.

Nghén ngủ khi mang thai, mẹ bầu phải hiểu sao cho đúng? - ảnh 2

Ngủ nhiều có thể mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch

3. Giải pháp nào cho mẹ bầu nghén ngủ?

Để khắc phục những hậu quả của nghén ngủ cũng không phải là không có cách. Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thật hợp lý. Một số giải pháp dành cho mẹ:

– Cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tạo thói quen đi ngủ sớm. Vào ban ngày, bầu nên dành ra khoảng từ 30 phút cho giấc ngủ trưa.

– Để có được giấc ngủ ngon và sâu mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn luôn được thoải mái, vui vẻ, không nên tự tạo ra áp lực cho chính bản thân mình. Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, yoga cho bà bầu.

Nghén ngủ khi mang thai, mẹ bầu phải hiểu sao cho đúng? - ảnh 3

Yoga là sự lựa chọn lý tưởng để mẹ bầu xua đi những cơn nghén ngủ

– Ngoài ra, bầu cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Mẹ đừng lo lắng vì nghén ngủ không phải quá nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, chỉ cần mẹ duy trì được một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học. Bầu chúc mẹ vượt qua giai đoạn nghén ngẩm thật khỏe mạnh và hạn phúc.

Hà An

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nghen-ngu-khi-mang-thai-me-bau-phai-hieu-sao-cho-dung-a170890.html

Nguồn : bau.vn