Nguyên nhân khiến lông mày trẻ sơ sinh có vảy và cách chăm sóc trẻ tốt nhất

Làn da trẻ sơ sinh thường mềm mại, mỏng manh nên rất dễ gặp phải nhiều vấn đề về da, điển hình nhất là tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảy.

Cùng bau.vn tìm hiểu nguyên nhân lông mày trẻ sơ sinh có vảy và cách chăm sóc hợp lý nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảylong may tre so sinh co vay

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy nói theo cách gọi dân gian là cứt trâu, có màu vàng hoặc trắng, đôi khi có màu nâu nhạt như mật ong, phần da phía dưới có thể có màu đỏ, khô và sần sùi.

Tình trạng lông mày trẻ có vảy thường gây ra bởi bệnh viêm da tiết bã, một loại bệnh phổ biến ở trẻ trong độ tuổi khoảng từ 1 – 3 tháng. Bệnh này không nguy hiểm đồng thời cũng ít khi gây ngứa và khiến bé khó chịu như khi bị chàm.

Bên cạnh đóng vảy xuất hiện ở lông mày, chúng còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác bao gồm:

  • Da đầu
  • Trán
  • Mặt
  • Sau tai
  • Vùng da quấn tã
  • Các vùng da có nếp gấp

Hiện nay, các bác sĩ nhi khoa vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm da tiết bã. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh gây ra bởi các hormone của mẹ được truyền sang khi bé còn nằm trong bụng khiến các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh, làm sản xuất nhiều bã nhờn. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng nấm men Malassezia, phát triển trong bã nhờn là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.

Cách chăm sóc hợp lý nhất khi lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Chải lông mày cho bé

Đây chính là phương pháp đơn giản nhất để có thể loại bỏ lớp vảy ra khỏi lông mày của trẻ. Tuy nhiên, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bố mẹ phải thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da của bé.

Bố mẹ có thể chải lông mày cho bé bằng cách sử dụng bàn chải mềm chuyên dụng hoặc bàn chải đáng răng mới có lông mềm. Đầu tiên, hãy làm ướt lông mày của bé để dễ loại bỏ vảy sau đó di chuyển bàn chải theo 1 hướng. Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày. Trong trường hợp da bé đỏ hoặc trầy xước thì có thể chải 2 – 3 ngày một lần.

Vệ sinh và chú ý dưỡng ẩm lông màylong may tre so sinh co vay

Để tình trạng có vảy ở lông mày mau khỏi, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng lông mày cho bé với các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hóa chất tẩy rửa, chiết xuất từ thiên nhiên để tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Điều đó khiến cho lớp vảy ở lông mày của trẻ bong ra nhanh.

Nếu như lông mày trẻ sơ sinh đóng vảy quá dày thì trước khi vệ sinh khoảng 15 phút, bố mẹ có thể thoa một lớp dầu jojoba, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân lên lông mày của trẻ để giúp lớp vảy dễ bong ra. Bố mẹ lưu ý không sử dụng dầu ô liu cho bé vì có thể dễ gây kích ứng da.

Massage vùng da xung quanh lông mày

Khi lau mặt cho bé, bố mẹ có thể sử dụng khăn mềm nhẹ nhàng mát-xa vùng da dưới và xung quanh lông mày để làm mềm lớp vảy. Bố mẹ lưu ý không chà xát vào da hoặc cố gắng cạo lớp vảy bởi như vậy sẽ khiến da của trẻ bị tổn thương.

Trong quá trình chăm sóc lông mày bị đóng vảy, bố mẹ cũng nên để vùng lông mày thoáng mát, không che khăn hay đội mũ để tránh trường hợp bé bị tiết nhiều mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, nếu như thời tiết không quá lạnh, bố mẹ hãy chọn cho bé những bộ trang phục thoáng mát, mỏng nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt.long may tre so sinh co vay

Trong trường hợp đã thực hiện các cách kể trên mà không có hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng kem bôi steroid hoặc dầu gội kháng nấm. Lưu ý không tự ý sử dụng và nên hỏi kỹ bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.

Nguồn : bau.vn