Những di chứng sau sinh mổ kéo dài mẹ cần chuẩn bị tâm lý

Trong một số trường hợp bác sỹ yêu cầu bắt buộc các mẹ phải sinh mổ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp do các mẹ chủ động sinh mổ. Đối với biện pháp sinh mổ sẽ có một số di chứng nhất định mà các bạn cần biết. Cụ thể, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Như chúng ta đều biết, việc sinh mổ là ca phẫu thuật không hề đơn giản. Sau khi mổ người mẹ cũng sẽ phải đối mặt với những di chứng nhất định. Vậy những di chứng đó là gì?

Đẻ mổ dẫn tới sự tổn thương tử cung

Trong quá trình mổ để đưa em bé ra ngoài thì các bác sỹ cần phải rạch tử cung của người mẹ. Điều này sẽ khiến tử cung của mẹ bị tổn thương.

Mà tử cung đối với người phụ nữ là một điều đặc biệt quan trọng, nếu tử cung không khoẻ sẽ có thể gây ra những vấn đề về phụ khoa có thể bị ảnh hưởng, viêm nhiễm. Hơn nữa những tổn thương sâu trên tử cung cũng có thể khiến mẹ cảm thấy tự ti hơn.

Những di chứng sau sinh mổ kéo dài dai dẳng mẹ cần chuẩn bị tâm lý - ảnh 1

Sinh mổ và những di chứng mẹ phải trải qua thể hiện sự hy sinh to lớn của người mẹ

Vì vậy, sau tổn thương đó thì tử cung cảu người mẹ cần thời gian để phục hồi, cần phải chăm sóc đặc biệt để tránh những điều đáng tiếc, tránh nhiễm trùng, tránh hậu sản. Đặc biệt là giữ gìn, không để lại di chứng cho lần sinh con những lần tiếp theo.

Sau đẻ mổ cần thời gian nhất định mới có thể có thai tiếp

Thông thường sau sinh mổ thì khoảng 2 năm các mẹ có thể sinh tiếp bé thứ 2. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và con, tránh bị ảnh hưởng bởi những di chứng thì thời gian thích hợp nhất đó chính là từ 3 đến 4 năm. Mọi người thường truyền tai nhau khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh được khuyến cáo là 2 năm nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên thời gian sinh mổ đầu tiên và thời gian sinh con thứ hai nên là 3-4 năm.

Vết mổ của lần mổ thứ nhất cần thời gian để liền, phục hồi, nếu mang thai gần nhau có thể dẫn tới tình trạng bục vết mổ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sinh mổ có nguy cơ thai làm tổ tại vết sẹo tử cung

Đối với trường hợp thai bám vào vết mổ tử cung cũ hay còn gọi là thai làm tổ tại vết sẹo tử cung. Trường hợp này rất hiếm gặp tuy nhiên nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm thì có thể dẫn tới một số biến chứng như xuất huyết, vỡ tử cung thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ.

Gặp phải tình trạng đau thắt lưng sau khi mổ lấy thai

Đa số các chị em sau khi sinh mổ đều cảm nhận rõ rệt sự đau lưng. Thông thường sẽ tự khỏi sau vài tháng, tuy nhiên mỗi khi thời tiết thay đổi hay giao mùa các chị em lại sẽ cảm thấy đau lưng. Vậy nguyên nhân đó là gì?

Cụ thể trong quá trình sinh mổ các mẹ được gây tê tủy sống. Mũi tiêm không gây đau đớn cho mẹ những lại khiến cơn đau lưng xuất hiện sau khi sinh. Có nhiều người kéo dài vài tháng, có người kéo dài hàng năm thậm chí cả đời.

Một lý do nữa đó chính là do mẹ sau sinh vết môe đau nên nằm nhiều, dẫn tới tình trạng cơ ít vận động, gây đau thắt lưng. Bên cạnh đó sau khi sinh mổ, lúc này các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo nên xảy ra tình trạng đau lưng vì tình trạng sức khoẻ chưa thể hồi phục như ban đầu.

Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu những biến chứng do sinh mổ mang lại cho các mẹ. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ thì các bạn phải chuẩn bị tâm lý tốt, có sự chăm sóc chu đáo từ gia đình. Bên cạnh đó cần chú ý một chế độ dinh dưỡng tốt nhất, nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng… để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.

Minh Trần

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-di-chung-sau-sinh-mo-keo-dai-dai-dang-me-can-chuan-bi-tam-ly-a169628.html

Nguồn : bau.vn