Những lưu ý cần biết khi mẹ có ý định trộn ngũ cốc với sữa cho con ăn dặm

Nhiều bà mẹ bổ sung dinh dưỡng cho con bằng cách cho bé ăn ngũ cốc trộn sữa. Vậy ngũ cốc trộn sữa có những lợi ích gì đối với sức khỏe của bé và trộn sữa cùng ngũ cốc có tốt không, giai đoạn nào trẻ ăn món này sẽ đem lại hiệu quả như mẹ mong muốn?

Lợi ích của ngũ cốc đối với trẻ em

Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho trẻ ăn kết hợp ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà còn có nhiều ích lợi khác cho sức khoẻ của trẻ.

Ngũ cốc là sự kết hợp của hạt bắp, lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu, yến mạch… đã được sấy khô và làm nóng. Cách này sẽ làm cho hạt mất nước, trở nên giòn tan, giúp hàm lượng tinh bột có trong các loại đậu, hạt trở nên dễ tiêu hóa và hấp thu hơn khi dung nạp vào cơ thể.

Những lưu ý cần biết khi mẹ có ý định trộn ngũ cốc với sữa cho con ăn dặm - ảnh 1

Ngũ cốc là sự kết hợp của hạt bắp, lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu, yến mạch…

Ngũ cốc có thể sử dụng dưới hình thức ăn liền hoặc pha thêm với nước. Tùy theo từng chủng loại, ngũ cốc được chế biến cho thêm trái cây, mật ong, chocolate, mạch nha, muối hoặc đường. Thông thường, trong 100g ngũ cốc sẽ có: 380 kcal, 8% lipid, 20% glucid, 10% chất xơ.

Nhiều mẹ chọn cách trộn ngũ cốc vào sữa bởi trong thực phẩm này để bổ sung các thành phần thiết yếu như: can-xi, sắt, kẽm, các viatmin như A, B và C có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ. Việc tiêu thụ từ 50 – 60g ngũ cốc/ngày với trẻ đang trưởng thành sẽ rất có lợi cho sự phát triển.

Những lưu ý cần biết khi mẹ có ý định trộn ngũ cốc với sữa cho con ăn dặm - ảnh 2Ngũ cốc có thể ăn liền hoặc trộn cùng sữa để bổ sung dinh dưỡng cho con

Với trẻ nhỏ, nên cho tiêu thụ loại ngũ cốc có hương vị tự nhiên hoặc ngũ cốc có bổ sung vitamin, không chất béo, lượng đường dưới 25% là tốt hơn cả. Tuy nhiên loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn đối với trẻ từ 8 đến 12 tuổi. Trẻ tiêu thụ ngũ cốc thường xuyên sẽ giảm thiểu tình trạng béo phì, tăng cân đồng thời tốt cho sức khoẻ hơn so với trẻ ăn ít ngũ cốc.

Trẻ mấy tuổi có thế ăn ngũ cốc trộn sữa?

Thời điểm cho trẻ ăn ngũ cốc nói chung hay ngũ cốc trộn với sữa tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng cũng như một số vấn đề khác về thể chất của trẻ. Có trẻ có thể ăn ngũ cốc từ ba tháng tuổi trong khi lại có trẻ lớn tháng hơn mới tiêu hóa, hấp thu được món ăn này.

Những lưu ý cần biết khi mẹ có ý định trộn ngũ cốc với sữa cho con ăn dặm - ảnh 3

Trẻ ăn loại ngũ cốc có kết cấu mịn và loãng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ ăn ngũ cốc kể từ giữa 4 đến 6 tháng tuổi, và tốt nhất vào lúc 6 tháng tuổi. Trẻ quá nhỏ ăn ngũ cốc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Lần đầu tiên, nên trẻ ăn loại ngũ cốc có kết cấu mịn và loãng. Bạn có thể trộn chung ngũ cốc với sữa bột hoặc sữa mẹ cho trẻ dễ ăn. Ngũ cốc có gạo, lúa mạch, kiều mạch thường có kết cấu mịn hơn, trẻ dễ ăn đồng thời ngũ cốc này cũng bổ sung chất sắt cũng rất tốt, đề phòng trẻ không bị dị ứng thức ăn.

Lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn ngũ cốc

  • Để trẻ làm quen với món ăn này, khởi điểm mẹ nên thử pha với lượng nhỏ. Dần dần sau đó, có thể tăng khẩu phần ngũ cốc của trẻ lên hai lần/ngày. Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn ngũ cốc vào buổi sáng và buổi tối..
  • Ngũ cốc ngoài trộn với sữa còn trộn được với hoa quả.
  • Ngũ cốc không chỉ có thể trộn với sữa, mẹ có thể đa dạng để kích thích vị giác của con bằng cách trộn với trái cây, rau củ nhuyễn.
  • Mẹ không nên trộn chung ngũ cốc và thịt cho đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi, vì có khuynh hướng gây thừa protein ở trẻ, khiến trẻ khó tiêu hóa.
  • Phần nhiều các loại ngũ cốc được chế biến từ hạt tinh luyện nên chứa ít chất xơ, vì thế để bảo đảm dinh dưỡng trẻ cần được bổ sung thêm nguồn chất xơ từ rau củ, quả…

Những lưu ý cần biết khi mẹ có ý định trộn ngũ cốc với sữa cho con ăn dặm - ảnh 4

Mẹ có thể đa dạng để kích thích vị giác của con bằng cách trộn với trái cây, rau củ nhuyễn

  • Khi dùng bột ngũ cốc tự nhiên cho bé ăn dặm, bố mẹ nên chú ý cho bé ăn bột khi đã nấu chín hoàn toàn.
  • Đối với những loại bột ngũ cốc đã được sấy chín, bố mẹ chỉ cần cho nước ấm vào hòa lên cho bé ăn là được.
  • Nguồn nước pha bột ngũ cốc cho trẻ phải đảm bảo thật sạch sẽ.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn dặm bằng ngũ cốc để bé có thể tập làm quen từ từ, không gây quá ngán.
  • Vì bột ngũ cốc ăn dặm cho bé không chứa chất bảo quản, thế nên bố mẹ cần chú ý để bột ngũ cốc trong các hộp kín khí. Tốt nhất là nên bảo quản bột ngũ cốc trong ngăn mát tủ lạnh, nơi thoáng mát và không có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
  • Nếu bột ngũ cốc ăn dặm cho bé không dùng hết trong thời gian ngắn hạn thì bố mẹ nên kiểm tra chất lượng của bột thường xuyên để tránh dùng bột ẩm mốc, có mùi khó chịu cho bé ăn.
  • Không nên mua bột ngũ cốc quá nhiều để dự trữ, vì nó sẽ dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng.

Trẻ ăn dặm bằng bột ngũ cốc ban đầu vì chưa quen nên sẽ còn bỏ ăn, khóc lóc khi ăn. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cứ từ từ, đừng ép trẻ hay tạo áp lực. Bạn hãy để cho mỗi bữa ăn đều mang đến không khí vui vẻ nhất, như vậy sẽ kích thích bé ăn được nhiều hơn.

Ngọc Hồi

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-luu-y-can-biet-khi-me-co-y-dinh-tron-ngu-coc-voi-sua-cho-con-an-dam-a178800.html

 

Nguồn : bau.vn