1. Bỏ qua sữa non
Sai lầm khi cho con bú đầu tiên nhiều mẹ mắc phải đó là bỏ qua sữa non. Nhiều mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Sữa non dù lượng không nhiều, nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở trẻ trong những tháng đầu đời. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên cho con bú luôn trong vòng 1 giờ sau sinh.
2. Cho bé nằm sau khi vừa bú xong
Nhiều bà mẹ có thói quen đặt con nằm xuống khi bé vừa ti xong, bởi thấy bé ngoan, không khóc nên đặt xuống. Thế nhưng điều này sẽ dễ khiến trẻ bị ọc sữa, trớ ra ngoài. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu không nhanh chóng phát hiện sớm, bé có thể bị ngạt thở bởi sữa ọc vào đường hô hấp.
Không nên cho bé nằm sau khi bú xong
Vì thế không nên cho con nằm xuống khi bé vừa ti xong, phải bế vỗ về lưng bé một lúc. Điều này giúp sữa ở yên trong dạ dày, không bị trào ngược lại. Khi thấy bé đã ngoan, thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đặt bé xuống giường, nôi
3. Chỉ cho con bú khi căng sữa
Nhiều mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, hay còn gọi là xuống sữa. Như vậy là không đúng, không cho con bú càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa.
4. Cho bé bú quá lâu
Cho bú quá lâu gây ra tình trạng đầy bụng và bé nôn trớ. Ngoài ra, cho bé bú quá lâu phần đầu ti của mẹ bị ngậm trong thời gian dài cũng sẽ gây ra viêm nhiễm.
5. Cho bé bú xong mới thay tã
Nhiều bà mẹ cứ thấy con khóc là cho bú mà chưa tìm hiểu nguyên nhân thực sự phía sau. Nhiều trường hợp cho con bú xong mới nhận ra bé đã đi vệ sinh ra tã, tã ướt bé khó chịu nên mới khóc. Và sau đó vội vàng đặt con xuống vệ sinh, thay tã.
Hành động này thực sự cần chấm dứt ngay. Nó khiến các cơ quan trên cơ thể bé chưa được ổn định bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng nôn, trớ sữa. Khi con khóc hãy kiểm tra các tác nhân bên ngoài như nằm sai tư thế, con đi ngoài khiến tã ướt. Hãy thay tã trước khi cho con bú để bé được hoàn toàn thoải mái.
6. Cho bé bú bình sai tư thế
Đừng nghĩ rằng cứ đặt bình vào miệng là bé có thể tự ti và an toàn nhé. Bạn cũng cần phải có kiến thức để cho bé ti đúng tư thế, tránh việc bị ọc sữa. Thao tác đầu tiên là đặt ngược bình để sữa xuống đầy phần núm vú, tiếp tục nhẹ nhàng đưa vào miệng cho bé bú. Hãy luôn giữ phần đáy bình hơi cao hơn so với phần núm vú để tránh con “nút” luôn cả không khí vào, dễ gây ọc sữa và ảnh hưởng hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Cho bé bú bình sai tư thế
7. Để con tự túc
Với tất cả trẻ sơ sinh bú mẹ gần như là một phản xạ cơ bản nhất. Trẻ có thể mút bất cứ thứ gì chạm vào vòm miệng cũng như có phản xạ tìm và quay đầu khi được vuốt ve miệng hoặc má. Tuy nhiên, dù được trang bị “tận răng” như vậy, trẻ vẫn cần sự trợ giúp của mẹ để đảm bảo việc bú diễn ra thuận lợi hơn. Để bắt đầu, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má hoặc đảo đầu ti quanh miệng để thu hút sự chú ý của trẻ.
8. Cho bú theo lịch trình
Nhiều mẹ muốn cho con bú theo khung giờ nhất định, phần để dễ sắp xếp công việc khác, phần vì muốn tập cho con lối sống khoa học ngay từ nhỏ. Khi làm theo lịch trình này sẽ có nhiều lúc trẻ bị đói mà vẫn chưa được bú, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bú theo đúng nhu cầu của con để giúp con tăng cân đều.
9. Mẹ thích nằm cho con bú
Tư thế cho con bú này hầu hết bà mẹ nào cũng dễ mắc phải, bởi nó sẽ giúp mẹ đỡ mất sức, đỡ mệt hơn so với việc bế con. Nhưng mẹ không biết rằng con rất sợ tư thế ti sữa này, nó khiến trẻ không thoải mái, còn có thể bị ói sữa.
Khi cho con nằm để ti, dạ dày của bé ở trạng thái nằm dọc, không có độ dốc vì thế rất dễ khiến sữa bị trào ngược dạ dày quay trở lại đường hô hấp. Vì thế thay vì nằm cho bét i, các bà mẹ hãy chịu khó ngồi, dựa lưng vào ghế có tựa để cho con ti. Như vậy dạ dày của bé sẽ có độ dốc, sữa sẽ xuôi xuống dễ tiêu hóa hơn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-sai-lam-khi-cho-con-bu-me-can-tranh--a189382.html