Review cấy que tránh thai: Tất tần tật những điều chị em quan tâm

Phương pháp cấy que tránh thai được rất nhiều các chị em quan tâm. Xoay quanh phương pháp này có những đặc điểm gì? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Cấy que tránh thai là gì?

Với phương pháp cấy que tránh thai, trước khi cấy que các chị em sẽ được khám và tư vấn, tìm hiểu kỹ lưỡng (chị em cần chọn cơ sở y tế uy tín). Khi cấy sẽ được cấy vào mặt trong của tay không thuận.

cay que tranh thai

Từ vị trí này que tránh thai sẽ phát huy tác dụng của mình, phóng thích dần lượng hormone ( progesterone: levonorgestrel hay etonogestrel. ) vào cơ thể. Que tránh thai sẽ tạo ra tác dụng tránh thai kéo dài có thể từ 3 đến 5 năm tùy theo từng loại mà chị em chọn.

Cấy que có đau không?

Được biết, việc cấy que không gây nhiều đau đớn vì trước khi thực hiện các bác sỹ sẽ gây tê vùng cấy ở tay. Và việc thực hiện cũng rất nhanh nên các chị em hầy như chưa cảm nhận thấy đau. Có trường hợp đau một chút như kim châm, có người sau khi hết thuốc tê thì đau nhiều hơn. Cần chú ý sau khi cấy không nên làm việc nặng trong 1, 2 ngày đầu.

cay que tranh thai

Có trường hợp không bị sưng, tấy nhưng cũng có trường hợp bị sưng tím, hoặc đỏ. Vùng da này sẽ trở lại bình thường sau 1 đến 2 tuần tùy vào cơ địa mỗi người.

Ưu điểm của phương pháp cấy que 

Ưu điểm của phương pháp cấy que đó là có tác dụng tránh thai hiệu quả; thời gian tránh thai từ 3 năm hoặc lâu hơn. Việc sử dụng phương pháp này giúp chị em không bị quên ví dụ như uống thuốc tránh thai, không lo bị tụt vòng khi sử dụng phương pháp đặt vòng.

Cấy que tránh thai có tác dụng phụ gì

Sau khi cấy que các chị em có thể bị tác dụng phụ đó là:  bị rong kinh, bị rỉ máu âm đạo với lượng ít nhưng không đều. Bên cạnh đó còn gặp phải tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó một số trường hợp sẽ bị nổi mụn, nám da. Hay cũng có chị em bị ngứa sau khi cấy que. Có trường hợp lại tăng cân, có trường hợp lại bị vô kinh sau sau 1 năm cấy que tránh thai.

Ngoài ra, sau cấy que, một vài đối tượng sẽ thấy mệt mỏi, dễ căng thẳng, ngực căng tức…

Cấy que tránh thai có kinh không?

Thông thường, trong khoảng 6 tháng đầu tiên sau khi cấy que, chị em có thể gặp phải tình trạng vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt ít hơn, chu kỳ ngắn hơn hoặc rong kinh. Bởi vì, nội tiết tố progesteron được sử trong que cấy tránh thai, nó giải phóng vào cơ thể với liều lượng thấp gây ức chế rụng trứng.

Cụ thể, trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh >8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm que tránh thai thường hay gây vô kinh.

Sau khi chị em tháo que kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường, chị em hoàn toàn có thể mang thai trở lại.

Giá thành khi cấy que tránh thai:

Cụ thể, chi phí cho một lần khám, tư vấn cấy que tránh thai vào khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng cho một que hiệu quả khoảng 3 năm.

cay que tranh thai

Như vậy. trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về review cấy que ngừa thai. Nếu muốn áp dụng phương pháp tránh thai này các bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.

 

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?