Sinh con vào mùa đông lạnh giá: Những điều mẹ bầu cần chú ý

Sinh con vào mùa đông khiến nhiều bà bầu lo lắng hơn rất nhiều so với sinh vào mùa hè. Bởi với thời tiết lạnh giá trong mùa đông ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con yêu. Dưới đây là một vài kinh nghiệm rất hữu ích dành cho các mẹ chuẩn bị đón con yêu nhé!

Vào mùa đông các mẹ cần sắm nhiều đồ dùng với vật dụng hơn mùa hè để có thể giữ ấm cho con một cách tốt nhất. Các mẹ cần sắm thật nhiều quần áo, chăn ấm, tất chân, tất tay, khăn, tã giấy, tấm lót.…vì thời tiết lạnh bé sẽ “tè” nhiều hơn nhất là trong những ngày mùa đông mưa phùn khiến quần áo lâu khô.

Chuẩn bị đồ cho sơ sinh mùa đông

1. Quần áo.

Mua ít hoặc không cần các loại quần áo sơ sinh mỏng và ngắn vì bé sẽ lớn rất nhanh, hết mùa đông sẽ không mặc vừa nữa. Nên mua nhiều quần áo dài, bodysuit, … với áo khoác thì nên mua size lớn hơn một chút, vì bé sẽ thoải mái hơn và để có thể tận dụng vào năm sau.

Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng áo len chui đầu và cao cổ sẽ giữ ấm bé tốt hơn, nhưng vấn đề ở chỗ bé sẽ khóc thét nên mỗi lần thay đồ. Vì vậy nên thay thế bằng áo len dạng đóng cúc, thêm vào đó mẹ hãy dùng khăn sữa để giữ ấm ngực và cổ cho bé, như vậy mỗi lần bé trớ sẽ chỉ phải thay khăn mà không cần thay cả áo.

Mẹ cũng nên lưu ý khi chọn các loại áo len, vì nếu chất len xù, cứng có thể khiến bé bị dị ứng. Tốt nhất nên mua quần áo sơ sinh có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho con. Với trẻ sơ sinh chưa phải ra ngoài nhiều thì nên chọn quần áo bằng cotton dày thay vì áo len.

Quần áo mùa đông dày và lâu khô, vì thế hãy chuẩn bị mua sắm sớm một chút, để có thời gian giặt sạch và phơi nắng trước khi bé chào đời. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chiếc máy sấy quần áo, bạn sẽ không phải lo lắng những ngày mưa phùn, vì bé sẽ luôn có quần áo thơm tho và sạch khuẩn.

2. Các phụ kiện khác

Mùa đông, dùng tã giấy sẽ giữ ấm cho bé tốt hơn tã xô, nên mẹ hãy chuẩn bị nhiều tã giấy một chút. Để tránh bé tè hay ị ra chăn nệm, mẹ hãy dùng tấm lót (loại 1 mặt là nilon, 1 mặt bông) cho bé nằm lên cũng như khi thay tã. Tấm lót cần được thay giặt thường xuyên để giữ vệ sinh cho bé. Ngoài ra, các mẹ có thể mua miếng lót sơ sinh dán dưới tã để bé tè ra thấm vào đấy sẽ đỡ lạnh.

Tất chân và bao tay cho bé thì tránh mua loại có dây chun vì sẽ làm nổi vết hằn. Chỉ nên mua loại có dây buộc nhưng cũng không được buộc chặt khi dùng. Mẹ nên lưu ý khi mua về nên kiểm tra mặt trong của tất, nếu có chỉ thừa phải cắt bỏ hết. Tốt nhất là khi dùng nên lộn trái tất/ bao tay để bé tiếp xúc với mặt phải.

Mùa đông, dùng khăn ướt lau vệ sinh cho bé là không hợp lí vì vừa lạnh lại tốn kém. Các mẹ nên mua bông tiệt trùng, mỗi lần vệ sinh thì nhúng vào nước ấm lau cho bé sẽ tốt hơn.

Mẹ cũng đừng quên mua chậu tắm cho bé nhé! Mùa đông nên dùng loại chậu tắm to, cho nhiều nước để tránh hao nhiệt nhiều trong thời gian tắm Nếu không có điều hòa, nên mua máy sưởi để làm ấm không khí trước khi tắm bé. Bình nước nóng cũng rất cần thiết trong mùa đông nữa, các mẹ hãy ghi nhớ nhé!

Chăm sóc bé vào mùa đông

1. Phòng ốc

Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá lạnh và phải kín gió. Dùng thêm máy sưởi khi cần thiết.

Nếu có điều hòa, bạn cần chú ý đến hệ thống thông gió để luôn có không khí tươi trong phòng. Bạn cũng phải lưu ý vệ sinh thường xuyên các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt… và bộ phận lọc không khí. Sử dụng thêm thiết bị tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để không làm khô da bé.

2. Ủ ấm cho bé đúng cách

Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn khiến trẻ khó chịu. Chỉ nên mặc quần áo đủ ấm và không chật quá. Nếu thấy trẻ cựa quậy, cáu và khóc thì nên kiểm tra lưng xem bé có bị toát mồ hôi không. Lúc đó phải bỏ bớt quần áo để bé dễ thở và đỡ nóng nực.

mua dong

3. Tắm cho bé vào mùa đông cần có nhiều lưu ý

Dùng nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ 36 độ C đến 38 độ C , hãy nhúng sâu khuỷu tay của mẹ xuống nước, nếu thấy rất ấm nhưng không bỏng rát thì đó là nhiệt độ thích hợp cho bé. Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió, và có nhiệt độ khoảng 28 đến 30 độ C là tốt nhất. Nên làm ấm phòng 15 phút trước khi tắm cho bé đồng thời chuẩn bị đầy đủ khăn và quần áo, tất chân, bao tay cần thiết. Nên hơ quần áo trước máy sưởi để chúng ấm lên trước khi mặc cho bé.

Mẹ cũng lưu ý các bước tắm cho bé: rửa mặt, gội đầu trước rồi mới tắm toàn thân… Khi bé gội đầu thì đừng vội cởi quần áo. Cần tắm nhanh để bé không bị mất nhiệt nhiều. Nên tắm vào khoảng 10 – 11 giờ trưa hoặc 3 – 4 giờ chiều, khi đó không khí sẽ ấm hơn. Khi tắm, nhớ để ý vệ sinh cả phần kẽ chân, kẽ tay cho bé.

mua dong

Với mẹ lần đầu sinh con, khi bé chưa rụng rốn, cách tốt nhất là nên thuê y tá tắm cho bé. Không chỉ đảm bảo an toàn, bạn sẽ học được cách tắm cho bé nhanh, sạch và được hướng dẫn vệ sinh cho bé đúng cách. Đồng thời, y tá cũng chỉ cho bạn cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh. Khi tắm xong nên ôm và cho bé ti ngay, bé sẽ không bị nấc vì nhiễm lạnh. Đừng quên dùng nước muối sinh lí vệ sinh mắt và mũi cho bé.

4. Tắm nắng

Ngay sau khi sinh một tuần, nên tận dụng những ngày hửng nắng để cho bé ra ngoài trong khoảng 8 – 10 giờ sáng hoặc 3 đến 5 giờ chiều. Ban đầu chỉ nên cho bé tắm trong vòng vài phút, sau đó tăng dần thời gian lên. Nên cởi bỏ quần áo để bé tắm nắng tay, mặt và mông trước. Nếu trời nhiều gió thì nên để bé trong nhà và tắm nắng qua cửa sổ mở rộng.

5. Cho bé bú

Lấy khăn sạch nhúng nước ấm lau đầu ti trước khi cho con bú. Mẹ cũng chú ý không dùng sữa tắm hay xà phòng thoa lên đầu ti khi tắm nhé!

6. Vệ sinh cho mẹ

Mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất nên cần được giữ vệ sinh cơ thể và quần áo sạch sẽ. Như thế sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ hữu ích cho mẹ bầu chuẩn bị sinh nở vào mùa đông. Hãy học hỏi thêm từ người thân, bạn bè và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có thật nhiều kiến thức chăm sóc bé hơn nữa.

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh trong mùa đông này nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.