Sự phát triển của song thai diễn ra như thế nào theo từng tuần (Phần 1)

Trên thực tế, thời gian mang song thai sẽ ngắn nhơn mang thai đơn. Tuổi thai song sinh sẽ chỉ khoảng 36 tuần.

Vậy sự phát triển của song thai như thế nào qua từng tuần? Hãy cùng bau.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sự phát triển của song thai tuần 3su phat trien cua song thai

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp mang thai đôi đều là song sinh khác trứng. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi em bé sẽ phát triển từ một trứng đã thụ tinh (hợp tử) khác nhau. Không chỉ vậy, cả 2 bé đều có nhau thai và túi ối riêng.

Ở tuần thai thứ 3, mỗi hợp tử đã phát triển thành một quả cầu bao gồm vài trăm tế bào được gọi là phôi nang và đang đào sâu vào niêm mạc tử cung. Song thai khác trứng có nhiễm sắc thể khác nhau vì thế các bé có thể cùng hoặc khác giới tính.

Tuy nhiên, nếu mang song thai cùng trứng thì chỉ có một quả trứng đã được thụ tinh và sau đó tách ra thành 2 phôi thai. Khi đó, cặp song sinh sẽ có chung nhau thai nhưng có thể chung túi ối hoặc không. Hơn nữa, sinh đôi cùng trứng sẽ có cùng nhiễm sắc thể vì vậy 2 em bé sẽ cùng giới tính và ngoại hình có nhiều điểm tương đồng.

Phôi thai song sinh tuần 4

Trong giai đoạn này, mỗi em bé sẽ có chiều dài khoảng 0.6 cm. Tuy nhiên, vào thời điểm này vẫn chưa thể tính cân nặng bởi thai nhi còn quá nhỏ.

Ở tuần thai thứ 4, cặp song sinh đã trở thành phôi thai được tạo bởi từ hai lớp tế bào để phát triển tất cả các bộ phận, cơ quan của cơ thể. Hiểu một cách đơn giản hơn thì giai đoạn phôi thai chính là lúc tất cả các cơ quan cũng như cấu trúc cơ thể quan trọng của các bé bắt đầu được hình thành.

Ở giai đoạn này cánh tay và chân của bé bắt đầu hình thành. Tim thai bắt đầu đập từ tuần thứ 5. Trong khi đó, ống chứa não và tủy sống bắt đầu cuộn lại. Cùng với đó, các hệ cơ quan quan trọng khác như phổi, thận, ruột, gan cũng sẽ bắt đầu phát triển.

Bào thai song sinh tuần 8

Ở tuần thai thứ 8, ước tính mỗi em bé sẽ có chiều dài khoảng 4 cm và nặng khoảng 7 gram.

Trong giai đoạn này, cánh tay và chân của các bé đã có thể cử động. Bên cạnh đó, các ngón tay, ngón chân và cơ quan sinh dục của các bé cũng đang trong quá trình hình thành. Tim của chúng cũng đã đập trong khoảng 2 tuần đồng thời máu đang bơm qua các mạch chính.

Giai đoạn tuần thai thứ 8 này chính là lúc tủy sống của song thai đã bắt đầu hình thành. Ngoài ra, các tế bào thần kinh trong não của em bé đang phân nhánh để kết nối với nhau. Tất cả các cơ quan chính của thai nhi, bao gồm cả phổi đã bắt đầu phát triển. Đặc biệt, sự phát triển của song thai trong giai đoạn này đã được gọi là bào thai chứ không còn là phôi thai như ở giai đoạn trước đó nữa.

Sự phát triển của song thai tuần 12su phat trien cua song thai

Ở giai đoạn tuần thai thứ 12 này, ước tính mỗi em bé có chiều dài khoảng hơn 5 cm và nặng khoảng 28 gram

Trong giai đoạn này, song thai đã có nhiều điểm hoàn thiện hơn. Cụ thể có thể kể đến như bàn tay, bàn chân của các bé sẽ mất đi lớp màng để bắt đầu hình thành ngón tay và ngón chân. Bên cạnh đó, dấu vân tay của em bé cũng bắt đầu xuất hiện và những móng tay nhỏ xíu đang dần mọc dài ra.

Khi đó, các đường nét trên khuôn mặt bé bắt đầu rõ hơn qua hình ảnh mắt, mũi và miệng. Tuần thai thứ 12 này, mí mắt của con đã hình thành tuy nhiên vẫn chưa thể mở. Ngoài ra, chồi răng cũng mọc ở sâu bên trong nướu của các bé. Não của các bé phát triển hơn, chính vì thế sẽ gây ra tình trạng đầu của bé lớn hơn hẳn cơ thể.

Sự phát triển của song thai tuần 16su phat trien cua song thai

Mỗi em bé có chiều dài khoảng 12 cm và nặng khoảng hơn 100 gram trong giai đoạn này.

Khoảng tuần thai 13 – 16, trên đầu của các bé sẽ bắt đầu xuất hiện một lớp lông tơ mềm mại (lông lanugo). Trong giai đoạn này, khung xương của thai nhi đang trở nên cứng cáp hơn. Bên cạnh đó lớp da của bé sẽ gần như trong suốt tuy nhiên nó cũng sẽ rất nhanh dày lên.

Ở tuần thai 16, cơ quan sinh dục của bé đã hoàn thiện, chính vì thế, các bác sĩ sản khoa có thể xác định giới tính thông qua hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, lúc này thận của thai nhi đã bắt đầu hoạt động vì vậy các bé có thể thải ra nước ối mà chúng đã nuốt trước đó.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.