Tạm biệt ti mẹ

Đã gần 3 tuổi mà bé Quang Minh không chịu rời bỏ ti mẹ, hễ mẹ cứ về đến nhà là việc đầu tiên cu cậu là đòi ti. Mẹ thì đã năm lần, bảy lượt cai sữa cho con nhưng không thành công.

Trong xã hội hiện đại, nhiều bà mẹ thường bận công việc xã hội nên họ tìm cách cai sữa sớm cho con. Tuy nhiên việc giúp bé chia tay với ti mẹ là việc khó khăn đối với các bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Nhiều bà mẹ quyết tâm cai sữa cho con rồi nhưng khi mới thực hiện được một ngày thấy bé khóc, quấy, mẹ thương con lại tiếp tục cho bé bú lại.


Bác sĩ Thanh Mai cho biết: Việc thay đổi thói quen bú mẹ hàng ngày của trẻ là việc làm khó nhưng các bà mẹ phải cương quyết, dứt khoát,  kiên trì thì mới thành công. Đừng vì thương con mà làm mất cơ hội cai sữa cho trẻ.


 


Kinh nghiệm của các bà mẹ


Giúp các bà mẹ tìm ra cách cai sữa hợp lý nhất “Bầu” xin giới thiệu kinh nghiệm của một số bà mẹ như sau.


 


– Thái Hà (Hà Nội):  Để cai sữa cho cu Tôm thì buổi tổi trước khi đi ngủ mình cho bé uống một cốc sữa cho bé cảm thấy no. Sau đó, mình bôi một ít son đỏ lên đầu ti, khi bé đòi bú thì mình giả bộ nhăn nhó kêu “ ôi ti mẹ đau rồi,Tôm nhìn đây này, đau lắm, không bú được đâu” .Thấy mẹ kêu đau, cu cậu mặt lộ rõ vẻ lo lắng rồi lại nhìn thấy màu đỏ của son nữa thì càng sợ. Mấy lần thấy bé há miệng ra định liều ngậm ti là mình lại giả bộ nhăn nhó kêu ầm lên “đau đấy, ti mẹ bôi thuốc của bác sĩ đấy, cay lắm đấy…” là  cu cậu rụt lại, không dám nữa. Cứ thế trong 3 ngày liền bé đã không nhớ đến ti mẹ nữa, thế là mình cai sữa được cho con.


 


– Thanh Huyền (Nam Định):  Khi bé Phúc được 16 tháng tuổi tôi cai sữa cho con. Theo kinh nghiệm của bà nội cháu tôi đã bôi dầu cao lên ti, lúc bé vùa chạm miệng vào ti thấy cay nhả luôn ra hỏi “ sao cay thế mẹ” tôi trêu bé “ từ bây giờ là ti mẹ sẽ cay như vậy đó nếu con ti vào thì cả hai mẹ con sẽ bi cay, rồi ông bụt sẽ cắt mất ti mẹ” vừa sợ cay lại sọ mất ti nên  bé không dám bú nữa.


 


\"\" 


– Thúy Nga (Tp Hồ Chí Minh):  Bí quyết cả Nga khá thú vị. Trước khi bé ti  Nga lấy tóc rồi dán vào ti rồi lấy bút màu vẽ thêm nhiều chi tiết lên ti khiến bé nhìn thấy  sợ không dám bú nữa. Mới làm “chiêu” này ngày thứ nhất, ngày thứ 2 hỏi có ti mẹ không cô bé đã trả lời “ không đâu, con sợ ma lắm” . Từ đấy cô bé chia tay với ti mẹ.


 


– Minh Châu (Vĩnh Phúc): Mình cai sữa cho con bằng cách, cho bé sang bà ngoại ở 4 ngày nói dối mẹ đi công tác. Những ngày đầu bé cũng khóc vì nhớ ti mẹ, nhưng sau chơi nhiều với bạn rồi bé ăn cháo, ăn sữa sau lăn ra ngủ quên luôn ti mẹ.


 


– Ngọc Minh ( Khánh Hòa):  Mình lấy băng gâu dán vào hai đầu ti  rồi nói với bé là ti mẹ đang bị thương nên bác si bôi thuốc và băng lại đấy. Con không bú được đâu. Ngày đầu bé khóc nhưng ngày sau cũng quyen dần với việc ti mẹ bị đau không bú được.


Lưu ý cho các bà mẹ.


Bác sĩ khuyên các mẹ không nên lưu y các việc sau khi cai sữa cho bé:


Không nên cai sữa vào lức bé đang bị ốm vì khi mệt bé ngại ăn uống , lúc đói chỉ muốn ti mẹ. Cũng không nên cai sữa cho bé vào lúc thời tiết xấu, hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Cai sữa vào thời điểm này có thể làm cho bé bị stress. Đối với những bé yếu, kém ăn thì mẹ phải cai sữa từ từ không được cai sữa đột ngột ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ.


Nguyễn Vương 


 


 


 

Nguồn : bau.vn