Thai nhi 30 tuần tuổi có thể bé đã quay đầu và cử động nhiều, có lẽ lúc này bố mẹ đang nôn nao chào đón sự ra đời của bé. Không biết em bé của chúng ta chuẩn bị cho sự chào đón này như thế nào rồi?

Thai nhi 30 tuần tuổi là lúc bé có thể quay đầu lại, mẹ cũng bắt đầu cũng có những dấu hiệu đau co thắt từng cơn và sữa non cũng xuất hiện. Vậy thì em bé của chúng ta đã chuẩn bị cho sự chào đời chưa?
1. Sự thay đổi của thai nhi
Tuần thai thứ 30 này bé đã nặng hơn 1,5kg, vậy là em của mình bằng một quả bí rồi nhỉ và quả bí nhỏ xinh này dài hơn 40 cm tính từ đầu cho đến gót chân. Lúc này bé có thể quay đầu lại và sẵn sàng cho sự ra đời. Và đây cũng là thời điểm bé quậy cựa nhiều nên có thể làm cho mẹ cảm thấy hơi khó chịu và khó ngủ. Nhưng các mẹ phải mừng vì khi bé cử động có nghĩa là bé khỏe mạnh.
2. Những thay đổi của mẹ trong thai tuần thứ 30
Có lẽ trong tuần thai thứ 30 này mẹ sẽ cảm thấy hơi đau vì co bóp tử vào giai đoạn sau của thai kì và những cơn đau đó thường không kéo dài quá 30 giây. Đối với những trường hợp bất thường mà mẹ cần phải đi đến bác sĩ ngay nếu như 4 cơn đau kéo đến trong vòng 1 giờ đồng hồ, đó là báo hiệu những trạng thái bất thường.
Có nhiều trường hợp sinh non trong giai đoạn này và những dấu hiệu sinh non như sau: tiết nhiều dịch âm đạo và dịch thay đổi dạng; dịch trở nên loãng giống nhầy và có máu; đau bụng hoặc đau thắt như hành kinh; áp lực vùng xương chậu và có những cơn đau thắt vùng lưng dưới.
3. Tâm lý của bà mẹ trong tuần thai thứ 30
Trong tuần này có lẽ tất cả các bà mẹ đều mong chờ sự ra đời của con, tâm trạng của mẹ lúc này có chút hồi hợp cộng với lo lắng… nhưng các mẹ cứ yên tâm nhé, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.
Trong tuần này mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, nên ăn nhiều chất bổ để đủ dưỡng chất cho cơ thể, mẹ nên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để nhiều chất xơ và ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng sắt và trong giai đoạn này có thể mẹ sẽ bị táo bón.
Mẹ cũng có thể trải qua những cơn đau như bị chuột trút kéo ngang mông rồi xuống đến bắp chân và nguyên nhân của những cơn đau này là do khi bụng quá to sẽ dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Giai đoạn này mẹ không nên bưng bê vật nặng vì như vậy sẽ rất nguy hiểm, để giải tỏa những cơn đau như vậy mẹ nên nằm thư giãn hoặc dán cao lạnh giảm đau.
4. Những việc bố mẹ cần làm cho bé vào thời gian này
Đây có thể là thời điểm bố mẹ nên đưa ra quyết định sinh ở bệnh viện nào và chuẩn bị cho việc đi lại như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé.
Đây là thời điểm mẹ mua quần áo cho bé, chuẩn bị tất tần tật cho bé yêu những vật dụng cần thiết, đặc biệt là mẹ không được quên mua bình sữa cho bé đấy nhé, vì sau khi sinh mẹ phải nằm cách ly với bé khoảng 12-24 giờ đồng hồ. Tùy thuộc vào mùa mà mẹ nên mua cho bé những vật dụng cần thiết, những vật dụng cho bé sơ sinh vào mùa đông sẽ khác với bé sơ sinh vào mùa hè.
Mẹ cũng nên lựa chọn cho mình những vật dụng cần thiết trong quá trình đi sinh, chẳng hạn như giấy, băng vệ sinh, miếng lót, quần áo sau khi sinh… để không bị lúng túng.
Vào giai đoạn gần cuối thai kì này mẹ nên luyện tập những bài tập chuyên giành cho mẹ bầu, hôm nay camnang.online sẽ giới thiệu cho mẹ bầu những bài tập thể dụng chuyên dụng cho mẹ bầu để mẹ cảm thấy thư giãn.
Động tác 1: Mẹ bầu ngồi trên thảm, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống đất và đặt ngang hông. Hai chân mở rộng, lòng bàn chân hướng về trước. Điều chỉnh bàn chân cúp vào; ngón chân cái bên trái hướng vào ngón chân cái bên phải. Thực hiện liên tục như vậy khoảng 20 lần. Cách này giúp cho các mẹ bầu giảm sưng chân vào giai đoạn cuối.
Động tác 2: Hai chân đứng thẳng, rộng bằng vai, hai bàn tay nắm nhẹ, đưa lên ngang vai. Xoay tròn cánh tay theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại, mỗi lần quay khoảng 20 cái. Động tác này tốt cho cơ tay, đặc biệt tốt cho mẹ bầu ngồi máy tính nhiều.
Một số những điều cần chú ý khi thai nhi 30 tuần tuổi mà mẹ bầu cần phải biết. Chúc cho mẹ bầu của chúng ta thật thoải mái để trải qua giai đoạn cuối cùng này nhé!
Nguồn : bau.vn