Thực hư thông tin ăn trứng ngỗng khi mang thai giúp trẻ có làn da mịn màng

Cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp trẻ có làn da mịn màng sau khi chào đời và không bị vàng da, nhưng điều này liệu có đúng?

Thực tế, nhiều người tin rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai thì bào thai sẽ không bị nhiễm độc, đứa trẻ khi sinh ra không bị vàng da và sức khỏe tốt.

 theo kinh nghiệm dân gian, muốn con thông minh bà bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng.

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn con thông minh, không bị vàng da bà bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng

Vì vậy, khi biết tin chị Tú Y (Sơn Đông, Trung Quốc) mang thai, mẹ chồng chị đã nhờ người ở quê mua cho 100 quả trứng ngỗng để ăn đến lúc sinh con. Nghe mẹ chồng dặn mỗi ngày phải ăn ít nhất 1 quả trứng ngỗng, vì ăn trứng ngỗng sẽ sinh con trai, đứa trẻ khi sinh ra có làn da mịn màng nên chị Tú Y đành làm theo.

Quả thực, sau khi sinh, đứa trẻ có làn da rất mịn màng nên chị Tú Y rất vui. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, đứa trẻ bị vàng da và phải điều trị. Việc này khiến chị và mẹ chồng thất vọng, liền gặp hỏi bác sĩ.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, sản phụ vô cùng choáng váng, bởi mọi sự cố gắng của chị từ trước đến nay đều vô ích.

Theo đó, hàm lượng ca lo và chất béo trong trứng ngỗng cao hơn nhiều so với trứng vịt, trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng đạm lại thấp hơn. Vì vậy, ăn trứng ngỗng không tốt bằng trứng gà, trứng vịt, thậm chí ăn quá nhiều còn gây ra một số hệ quả:

Mất cân bằng sinh dưỡng

Trứng ngỗng có kích cỡ khá lớn, gấp 3 lần trứng gà

Trứng ngỗng có kích cỡ khá lớn, gấp 3 lần trứng gà

Theo chế độ ăn uống, lượng protein bà bầu cần nạp vào cơ thể trong tam cá nguyệt thứ 3 không được quá 250g từ thịt, trứng, cá. Trong khi đó, một quả trứng ngỗng đã nặng khoảng 250g. Vì vậy, nếu vừa ăn trứng ngỗng, vừa ăn thực phẩm khác sẽ gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu dễ thiếu canxi

Nếu mẹ bầu uống sữa ngay sau khi ăn trứng ngỗng, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ khiến mẹ bậu thiếu canxi, bị chuột rút.

Thi nhi vượt to mức bình thường

Nếu cứ ăn trứng ngỗng vô tội vạ thì sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe

Nếu cứ ăn trứng ngỗng vô tội vạ thì sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe

Một quả trứng ngỗng có hàm lượng chất béo không hề thấp, do đó, nếu bổ sung thêm các thành phần khác trong ngày thì lượng chất béo nạp vào cơ thể mẹ bầu mỗi ngày sẽ vượt tiêu chuẩn.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, nếu nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến thai nhi to vượt mức bình thường, gây ra khó khăn khi sinh nở.

Và cuối cùng, nếu muốn con sinh ra được thông minh, da mịn màng thì bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo… Đừng xem trứng ngỗng như một ‘thần dược’ giúp bé thông minh, da mịn màng mà lạm dụng vì ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt, trong ba tháng cuối thai kỳ, bà bầu hạn chế ăn quá mặn bởi ảnh hưởng đến huyết áp thai kỳ. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?
  • Giải đáp câu hỏi

    Giải đáp câu hỏi "mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng?"

    Bất kì người mẹ nào đều muốn con phát triển khỏe mạnh, không chỉ về vật chất mà còn cả về trí não, tinh thần. "Mẹ bầu ăn gì để con thông minh" là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
  • Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Có rất nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, nhưng lại nhiều người đồn rằng ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ hơn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?