Tim thai yếu nên ăn gì để có một thai kỳ khỏe mạnh là điều mà mẹ bầu luôn quan tâm. Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ giúp mẹ giải đáp thắc này.
Tìm hiểu về nhịp tim thông thường của thai nhi
Mỗi bào thai đều trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong bụng mẹ và ở mỗi giai đoạn đều sẽ có những cột mốc đáng nhớ. Lần đầu tiên mẹ được nghe thấy nhịp tim thai cũng chính là một trong những cột mốc quan trọng ấy.
Khi thai nhi ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, tim thai sẽ bắt đầu đập khoảng 80 – 85 nhịp mỗi phút, đồng nhất với nhịp tim của mẹ bầu. Trong suốt một tháng đầu tiên, tần suất nhịp tim thai đập sẽ tăng lên khoảng 3 nhịp mỗi phút/ngày. Chính vì thế, đếm nhịp tim là một cách giúp các bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi thai nhi khi siêu âm.
Dưới đây là mức độ phát triển của tim thai đối với từng thời điểm:
- Tuần thai thứ 5: Tim thai bắt đầu đập và có thể nghe được qua siêu âm.
- Tuần thai thứ 6: Ống tim thai nhi về cơ bản đã tạo thành hình chữ S đồng thời tạo ra khu vực cho tâm thất.
- Tuần thai thứ 7: Tâm thất và tâm nhĩ của thai nhi bắt đầu tách rời để phát triển.
- Tuần thai thứ 8: Các van giữa tâm nhĩ và tâm thất của tim bắt đầu hình thành.
- Tuần thai thứ 9 và 10: Động mạch chủ và tĩnh mạch phổi bắt đầu được hình thành. Ngoài ra, tuần thứ 10 cũng là tuần tim thai phát triển toàn diện.
Từ tuần thai thứ 9 trở đi, trung bình tim thai sẽ đập khoảng 175 nhịp/phút. Sau đó, nhịp tim sẽ chậm dần và ổn định ở tần suất khoảng 110–160 nhịp đập/phút.
Tim thai yếu nên ăn gì?
1. Tim thai yếu nên ăn thực phẩm bổ sung canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành và phát triển bộ khung xương cho trẻ. Bên cạnh đó, canxi cũng hỗ trợ để giúp các dây thần kinh và tim hoạt động bình thường.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị, lượng canxi mẹ bầu nên bổ sung mỗi ngày là 1.000 miligam. Dưới đây là một số thực phẩm tăng cường canxi mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn:
- Các loại rau xanh sẫm màu: rau lang, rau dền, cải bó xôi, cải cầu vồng, cải xoăn…
- Bánh mì nguyên cám
- Cá hồi tươi hay cá mòi
- Trái cây họ cam, quýt
- Hạt vừng, hạnh nhân
- Đậu phụ
- Sữa chua
2. Thực phẩm bổ sung axit folic
Axit folic giúp cơ thể duy trì hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất lượng máu cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạn đó, dưỡng chất này còn hỗ trợ quá trình phát triển của não và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
ACOG khuyến cáo, thai phụ nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Dưới đây là các thực phẩm giàu axit folic mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày:
- Đậu lăng, đậu tây
- Các loại rau lá xanh sẫm màu (như đã nêu ở trên), xà lách romaine, cải xoăn và bông cải xanh
- Trái cây họ cam quýt
- Các loại hạt và đậu
3. Thực phẩm bổ sung protein
Protein chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ như não, cơ và máu. Phụ nữ có thai cần bổ sung lượng protein tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của mình. Ví dụ bà bầu nặng 68kg sẽ cần khoảng 75g protein mỗi ngày. Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein:
- Hải sản
- Thịt heo, thịt bò và thịt gia cầm
- Trứng
- Đậu Hà Lan
- Các sản phẩm từ đậu nành
Nguồn : bau.vn
Tags: chế độ dinh dưỡng