Top 5 nguyên nhân chính khiến bà bầu hắt hơi, sổ mũi ở tháng cuối thai kỳ

Trong thai kỳ có nhiều sự thay đổi khiến bà bầu hắt hơi, sổ mũi, nhất là những tháng con sắp chào đời. Vậy bạn có cần lo lắng hay không? Và khi nào thì nên tới bệnh viện để thăm khám?

Ở những tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi khiến bạn lo lắng không yên. Bởi, không biết những điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà đánh giá chính xác, cũng như chẩn đoán được mức độ ảnh hưởng. Cùng Bau.vn dự đoán các nguyên nhân đó nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu hắt hơi, sổ mũi ở tháng cuối

1. Do tác động của môi trường

Các yếu tố môi trường sống xung quanh mẹ bầu như thời tiết, không khí môi trường ô nhiễm, phấn hoa… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối.

ba bau so mui

2. Viêm mũi trong thai kỳ

Tình trạng viêm mũi khi mang thai thường kéo dài trên 6 tuần và có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tình trạng này có thể biến mất bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc kết thúc sau khi mẹ bầu vượt cạn thành công.

Hắt hơi, sổ mũi mang thai tháng cuối do viêm mũi được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở sản phụ, cản trở quá trình hô hấp thai nhi. Vì thế, bạn cần kịp thời can thiệp điều trị để đảm bảo duy trì sức khỏe mẹ và bé ở trạng thái tốt nhất nhé!

3. Bà bầu hắt hơi, sổ mũi do cảm cúm và cảm lạnh

Hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị cảm lạnh và cảm cúm. Mẹ có thể phân biệt sự khác nhau của cảm cúm và cảm lạnh dựa vào các triệu chứng dưới đây:

  • Cảm cúm: Khi bị cảm cúm, mẹ sẽ có những triệu chứng như ho khan, sốt từ vừa phải đến cao, viêm họng, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi và chảy nước mũi, mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài trong khoảng 2 tuần,…
  • Cảm lạnh: Với tình trạng cảm lạnh, các triệu chứng mẹ bầu thường gặp bên cạnh sẽ bao gồm hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy đau đầu mệt mỏi, sốt cao khoảng 38-39 độ C kèm theo đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng, rét run ớn lạnh và đau họng, ho khan hoặc ho có đờm.

ba bau so mui

4. Do sự thay đổi nội tiết tố

Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn estrogen khiến cơ thể tăng sản xuất chất nhầy ở mũi và từ đó gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

5. Dị ứng thai kỳ khiến bà bầu sổ mũi, hắt hơi

Khi bị dị ứng thai kỳ, bà bầu sẽ bị hắt hơi từng cơn, kéo dài nhiều giờ, nước mũi trong suốt. Đi kèm với các hiện tượng trên chính là cảm giác khó chịu bên trong mũi và đau nhức đầu kéo dài.

Cải thiện tình trạng bà bầu sổ mũi, hắt hơi ở tháng cuối

Một số biện pháp giúp mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng hắt hơi của mình trong tháng cuối mang thai:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và từ đó giúp cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi do cảm cúm hoặc cảm lạnh hay do tác động từ môi trường.

ba bau so mui

 

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thêm một chút độ ẩm vào không khí có thể giúp hạn chế tình trạng mũi bị kích ứng. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để có thể cải thiện tình trạng này mẹ nhé!
  • Sử dụng máy lọc không khí: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối do ảnh hưởng từ môi trường sống, mẹ nên sử dụng máy lọc không khí để lọc phần bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn.
  • Xông mũi: Khi có dấu hiệu cảm, mẹ có thể xông mũi với các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu, chẳng hạn như lá kinh giới, lá bưởi, bạc hà, gừng, chanh, sả,..
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhằm giúp mũi thông thoáng hơn, cải thiện tình trạng khó chịu này.

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, bởi chúng có thể gây hại cho thai nhi. Khi có triệu chứng bất thường, hãy đến ngay các bệnh viện để được thăm khám.

 

Nguồn : bau.vn