Khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa bột không thể đáp ứng được quá trình phát triển của trẻ nữa. Lúc này mẹ có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Thế nhưng nhiều mẹ lại không để ý rằng khi trẻ còn quá nhỏ thì không thể ăn bữa ăn như người lớn.
Có mẹ nghĩ rằng nếu trẻ có thể ăn bữa ăn như cho người lớn nghĩa là cơ thể trẻ đang phát triển tốt. Nhiều mẹ khác cũng cho rằng trẻ đủ 10 tháng tuổi hay 1 tuổi là có thể ăn bữa ăn dành cho người lớn nhưng đây thực chất là lối suy nghĩ sai lầm.
Có mẹ nghĩ rằng nếu trẻ có thể ăn bữa ăn như cho người lớn nghĩa là cơ thể trẻ đang phát triển tốt
Các chuyên gia nhi khoa xác nhận, 2 tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ làm quen với bữa ăn dành cho người lớn, bởi khi đó răng của trẻ đã phát triển hoàn thiện. Lúc này trẻ đã được rèn luyện bằng cách cho ăn thức ăn bổ trợ, hệ tiêu hóa đã phát triển, dạ dày có khả năng hấp thụ bữa ăn giống như người lớn. Nhưng khi trẻ dưới 2 tuổi, nếu các mẹ cho bé ăn như vậy thì sẽ gây ra những hệ lụy xấu sau:
1. Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Trẻ dưới 2 tuổi là thời điểm các cơ quan bên trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Chức năng tiêu hóa của trẻ hoạt động còn yếu ớt, nếu mẹ cho trẻ ăn bữa ăn dành cho người lớn thì sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
Răng của trẻ chưa mọc đầy đủ, khả năng nhai nuốt còn yếu. Thức ăn mà người trưởng thành có thể nhai nuốt dễ dàng thì đối với trẻ là một quá trình ăn rất khó khăn và mất sức. Nếu thức ăn không được nhai nghiền nát, khi vào bụng sẽ khiến dạ dày của trẻ nhỏ khó chịu.
2. Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Quá trình phát triển của trẻ cần nhanh chóng hấp thụ hàm lượng lớn chất dinh dưỡng nhưng bữa ăn dành cho người lớn không bao hàm đầy đủ chất dinh dưỡng mà trẻ cần. Dạ dày của trẻ rất nhỏ, thức ăn như cơm, thịt, rau so với sữa mẹ là không dễ tiêu hóa, khiến trẻ khó hấp thụ và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
3. Khẩu vị mặn
Trẻ ăn thô sớm đồng nghĩa với việc quen với khẩu vị mặn quá sớm
Trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa bột thì khẩu vị rất nhạt nhưng bữa ăn dành cho người lớn được chế biến theo hương liệu và mùi vị rất mặn và nồng. Đặc biệt, cơ thể của trẻ nhỏ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nếu được cho ăn quá nhiều muối. Khi trẻ hình thành thói quen ăn uống có khẩu vị mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
4. Các bệnh về khoang miệng
Bữa ăn của người lớn có nhiều hành, tỏi, ớt, là những hương liệu kích thích dạ dày. Nhưng đối với nụ vị giác trên mặt lưỡi của trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là không có lợi, khiến mức độ nhạy cảm của nụ vị giác giảm xuống, kích thích khoang miệng, gây ra các bệnh về khoang miệng, khiến trẻ chán ăn, tâm trạng sa sút.
Lưu ý: Nếu trẻ đến 2 tuổi nhưng vẫn bú sữa mẹ và không muốn làm quen với bữa ăn dành cho người lớn, các mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Nếu như không phải do trẻ chậm phát triển, không thích ứng được với bữa ăn mà đến từ yếu tố tâm lý thì các mẹ cần đặc biệt lưu tâm và rèn luyện và cho trẻ ăn đa dạng nhiều món, tránh tình trạng kén ăn.
Trẻ ăn thô tốt chưa chắc đã là tín hiệu đáng mừng đâu mẹ nhé. Ăn thô đúng thời điểm và chuẩn khoa học mới là giải pháp để con yêu phát triển toàn diện và đảm bảo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất. Chúc các mẹ sẽ nuôi con nhàn tênh, con phát triển mạnh khỏe đúng tiêu chuẩn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-an-tho-som-chua-thay-loi-ich-dau-ma-con-hai-them-nhieu-a185499.html