Trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non, mẹ phải làm sao?

Từ độ tuổi bắt đầu đến trường (4 - 6 tuổi) , bé bắt đầu tiếp xúc với những môi trường mới. Lúc này con trở nên hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên trong độ tuổi này, nhiều trường hợp trẻ khó ngủ, thức khuya cũng làm phụ huynh hết sức đau đầu.

Ở độ tuổi mầm non , mỗi ngày cần được ngủ từ từ 9 – 12 tiếng. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ trong giai đoạn này, góp phần phát triển chiều cao, cân nặng và giúp trẻ thông minh hơn.

Nếu trong độ tuổi trẻ đang lớn mà xảy ra vấn đề tình trạng khó ngủ, mất ngủ, bố mẹ cần tìm hiểu ngay để giúp bé kịp thời.

1. Nhu cầu giấc ngủ của bé giai đoạn 4 – 6 tuổi

Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi nên ngủ 12 tiếng/ngày là điều cần thiết, đi ngủ từ 8h tối, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa càng tốt.

Nếu trẻ nhỏ thiếu ngủ, không chỉ khiến tinh thần giảm, hệ miễn giảm, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhưng thời gian ngủ cũng không thể quá dài, nếu quá 12 tiếng, có thể gây béo phì.

Trẻ từ 4 – 6 tuổi thường khó ngủ do các nguyên nhân về tâm lý

Trong 12 năm đầu đời, giấc ngủ hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé. Trong thời gian ngủ, các hormone tăng trưởng sẽ được giải phóng giúp kích thích não bộ của bé phát triển.

Đồng thời giấc ngủ còn giúp bé cao hơn, ăn uống ngon miệng, nâng cao khả năng tập trung và có hệ miễn dịch tốt hơn. Bởi vậy việc ngủ sâu và ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân trẻ khó ngủ ở độ tuổi mầm non

Ở độ tuổi này, trẻ mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân như: Thiếu hụt vitamin D và canxi, thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi…

Bé có thể gặp những nỗi sợ vô hình do trí tưởng tượng phong phú (Sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…)

Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, đó là tâm lý phổ biến chung của con trẻ. Cha mẹ đừng làm toáng lên quát tháo con vì những nhân vật này không có thật.

Những nỗi sợ vô hình trong độ tuổi này có thể làm trẻ khó ngủ

Với một số bé ở tuổi này, việc chuyển từ ngủ cùng phòng với bố mẹ sang ngủ phòng riêng không phải là đơn giản. Nếu vậy bạn thử nằm cạnh con cho đến khi bé ngủ.

Tuy nhiên việc này có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Hoặc bạn cứ một lúc lại ghé qua kiểm tra con cho đến khi bé ngủ, trong khoảng vài tuần.

3. Cách xử lý khi trẻ tuổi mầm non bị khó ngủ

Điều đầu tiên là cha mẹ cần lưu ý đến những điều sau. Nếu làm tốt các điều này, con sẽ hình thành một nếp ngủ tốt và chất lượng như:

  • Tạo chuỗi thói quen trước giờ đi ngủ để cơ thể bé hình thành phản xạ với việc đi vào giờ ngủ.
  • Cho con ngủ và thức dậy theo một giờ cố định.
  • Phòng ngủ của trẻ sơ sinh nên yên tĩnh và có thể sử dụng tiếng ồn trắng để tạo cảm giác an toàn cho con.
  • Xây dựng nếp sinh hoạt cố định cho con vào ban ngày.
  • Khi ngủ nên giảm ánh sáng (tắt đèn, kéo rèm, …) và để con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để giảm tình trạng thiếu vitamin D

Tạo một không gian thoải mái và vỗ về nhẹ nhàng sẽ giúp bé ngủ ngon

Giấc ngủ được xem như một “nguyên liệu” cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Khi ngủ, cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, hình thành hệ miễn dịch, ghi chép các dữ liệu thông tin vào bộ nhớ.

Con ngủ ngon và chất lượng bao giờ cũng ổn định về tâm trạng và cảm xúc hơn. Đặc biệt, việc học hỏi, tư duy của các có giấc ngủ ngon cũng trở nên nhạy bén hơn các trẻ khó ngủ rất nhiều.

Hà An

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-kho-ngu-o-do-tuoi-mam-non-me-phai-lam-sao-a417.html

Nguồn : bau.vn