Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là điều khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thông thường, trẻ sẽ vặn mình, gồng người sau khi ăn rồi ọc sữa ra và việc này sẽ diễn ra khoảng 2-3 phút sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu đi kèm với một số biểu hiện khác như thở khò khè, đổ nhiều mồ hôi,… thì có khả năng trẻ đang mắc bệnh gì đó. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình trớ sữa chỉ bình thường nếu trẻ vẫn tăng cân và ăn ngủ tốt.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi trẻ cẩn thận khi gặp tình trạng này.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là điều khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thông thường, trẻ sẽ vặn mình, gồng người sau khi ăn rồi ọc sữa ra và việc này sẽ diễn ra khoảng 2-3 phút sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu đi kèm với một số biểu hiện khác như thở khò khè, đổ nhiều mồ hôi,… thì có khả năng trẻ đang mắc bệnh gì đó. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình trớ sữa chỉ bình thường nếu trẻ vẫn tăng cân và ăn ngủ tốt.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là do sinh lý nhưng cũng có thể là do bệnh lý.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay ọc sữa
Các trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh phần lớn đều là nguyên nhân sinh lý, cụ thể:
– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, dạ dày đang nằm ngang và cao hơn so với người lớn. Các cơ yếu, hoạt động co thắt chưa ổn định nên trẻ rất dễ ọc sữa khi bú quá no hoặc vặn mình sau khi ăn.
– Trẻ bú quá nhanh, nuốt nhiều không khí vào dạ dày khiến trẻ no nhanh hơn và ọc sữa khi nằm xuống ngay sau khi bú.
– Trẻ ăn thức ăn dạng lỏng là sữa nên dễ trớ ra ngoài.
– Trẻ ăn sữa công thức dễ bị ọc sữa hơn so với trẻ bú sữa mẹ, nguyên nhân là do sữa công thức lâu tiêu hóa hơn nên nằm lại ở dạ dày lâu hơn, khiến trẻ bị đầy bụng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là dấu hiệu bệnh lý như trào ngược dạ dày, hẹp phì đại môn vị, bị lồng ruột,…
Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Mỗi khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa ở cả đường miệng và mũi, không ít mẹ sẽ thấy hoảng loạn mà bế thốc bé dậy những cách này sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu hơn. Lúc này, việc của mẹ là cần phải thực sự bình tĩnh, đặt bé nằm nghiêng sang một bên giúp bé cho sữa trào ra khỏi khóe miệng. Nếu như bé bị trớ rồi sặc lên mũi, mẹ phải hút mũi ngày cho bé, hút thật sạch đờm, cặn sữa trong mũi bé.
Ngoài ra, để giảm tình trạng ọc sữa cho bé sơ sinh, mẹ nên thực hiện một số cách sau:
– Thực hiện chia nhỏ những bữa ăn theo từng giờ ăn nhất định. Mỗi lần ăn, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no.
– Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và sữa mẹ nhiều, chảy nhanh ào ạt, mẹ hãy dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ đầu ti giúp sữa chảy chậm hơn và giúp trẻ không bị sặc hoặc nuốt quá nhanh.
– Đối với trẻ bú bình, tư thế để trẻ bú bình tốt nhất là tạo góc nghiêng 45 độ và dùng loại núm ti chống sặc giúp trẻ không bị hút quá nhiều khí thừa.
Mẹ cần phải biết cách để tránh tình trạng ọc sữa dành cho bé.
– Đặt trẻ bú sữa tại nơi thông thoáng, yên tĩnh, không được cười đùa quá nhiều sau khi trẻ vừa bú xong.
– Mỗi lần trẻ bú xong, mẹ hãy bế vác bé lên và vỗ ợ hơi trẻ tối thiểu khoảng 10 phút rồi mới nhẹ nhàng đặt trẻ xuống giường.
Hương Linh
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-so-sinh-hay-van-minh-va-oc-sua-me-phai-xu-ly-the-nao-a178808.html
Nguồn : bau.vn