Trẻ sơ sinh sổ mũi: Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của con?

Trẻ sơ sinh sổ mũi do nhiều nguyên nhân, khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, mất ăn, sụt cân... Lúc này cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để con nhanh chóng phục hồi.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, hắt hơi. Nếu không kịp thời điều trị và đúng cách, tình trạng trẻ sơ sinh sổ mũi có thể diễn biến nặng thành viêm xoang, viêm phế quản… Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp cha mẹ đối phó với tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sổ mũi

1. Trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên bệnh cảm lạnh và cảm cúm khá phổ biến. Đặc biệt trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là triệu chứng thông thường của cảm lạnh. Ngoài ra, đi kèm thêm 1 số biểu hiện nhận biết như:

  • Bé bị sổ mũi và thường là màu trong
  • Ho, sốt và đau họng
  • Gặp khó khăn khi bú

tre so sinh so mui

2. Trẻ sơ sinh sổ mũi do không khí khô

Không khí khô hanh do thời tiết hoặc nhiệt độ điều hòa có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, làm khô dịch tiết tự nhiên trong mũi và gây ra tình trạng khó thở. Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi thì đó là dấu hiệu không khí khô ảnh hưởng tới hô hấp trên của con.

3. Do tiếp xúc với chất gây dị ứng

Phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá hay bụi đều là những tác nhân dị ứng gây kích ứng niêm mạc. Những chất này gây tình trạng viêm mũi dị ứng và sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng gồm:

  • Bé hắt hơi nhiều
  • Bé vẫn khỏe mạnh nhưng thở ồn ào
  • Chảy nước mũi trong
  • Đối với trường hợp dị ứng do sữa (được đưa lên mũi khi trẻ bị ọc sữa), bé có thể nôn mửa, bụng đầy hơi, tiêu chảy, đôi khi phân có đàm và máu.

Cha mẹ xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

1. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh

Trường hợp nước mũi của trẻ có màu trắng trong, ba mẹ chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt.

tre so sinh so mui

Hướng dẫn nhỏ mũi cho trẻ:

  • Trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm
  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân
  • Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt.
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi;
  • Làm sạch hốc mũi: Vì là trẻ sơ sinh không xì mũi được nên ba mẹ cần dùng dụng cụ chuyên dụng để hút phần đờm bên trong hốc mũi
  • Vệ sinh dụng cụ hút mũi
  • Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.

Lưu ý: Nếu nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Kê cao gối khi trẻ ngủ

Vì chất nhầy còn tồn tại trong mũi khi ngủ có thể chảy ngược vào cổ họng khiến bé khó thở và đau họng. Do đó, khi trẻ sơ sinh sổ mũi, mẹ nên cho bé gối đầu bằng khăn hoặc gối mỏng. Điều này sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài để bé dễ thở, không quấy khóc vào ban đêm cũng như mẹ dễ làm sạch mũi cho bé hơn. Lưu ý, mẹ có thể kê hẳn phần vai của bé lên gối để tránh con bị mỏi cổ.

3. Cho trẻ ngủ nghiêng sang 1 bên và massage mũi

Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái thì để bé nằm nghiêng về bên phải và ngược lại. Sau đó, dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, ngày làm 3-4 lần. Hoặc đơn giản hơn thì mẹ chỉ cần dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát hai bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.

4. Giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh sổ mũi, ba mẹ có thể dùng dầu tràm hoặc khuynh diệp để giữ ấm lòng bàn chân bé. Massage lòng bàn chân trẻ với dầu tầm 1 phút mỗi bên và đi tất để giữ ấm. Sau đó, có thể tiếp tục xoa vào ngực, bụng hoặc sau lưng để giúp bé ấm lên và chứng sổ mũi cũng nhanh hết.

Việc trẻ sơ sinh sổ mũi không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu ba mẹ nắm chắc những thông tin cần thiết về triệu chứng, phương pháp xử lý cũng như phòng tránh. Nếu tình trạng sổ mũi ở trẻ kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.