Tuyệt chiêu để sữa mẹ chảy nhiều như nước sau sinh

Để có cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân để sữa mẹ tiết ra nhiều và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để tránh cho phản xạ tiết sữa bị ảnh hưởng.

Sau khi sinh những cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản và hiệu quả là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Với nhiều mẹ chỉ cần cho bé bú thường xuyên hay vắt sữa đều đặn là đủ lượng sữa cho con bú. Nhưng không ít mẹ loay hoay với nhiều cách khác nhau sữa “vẫn không chịu xuống” Cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản nhất là tạo phản xạ xuống sữa thường xuyên. Cách này không chỉ giúp sữa xuống đều khi sử dụng máy vắt thường xuyên mà ngay cả khi bé muốn bú mẹ “bất thình lình”.

Phản xạ xuống sữa là gì?

Sau khi sinh vú mẹ sẽ có phản xạ xuống sữa. Phản xạ này được hiểu là khi bé bú mẹ trực tiếp, miệng, lưỡi tiếp xúc với ti, kích thích quầng vú và đầu ti mẹ. Khi đó, tuyến yên, tuyết nội tiết sẽ tạo ra hai hormone Prolactin và Oxytocin kích thích các nang sữa co thắt liên tục, sữa được phóng ra đồng loạt tạo phản xạ tiết sữa.

Mỗi cữ bú có mấy lần xuống sữa? Theo các nghiên cứu chuyên sâu, mỗi cữ bú của trẻ  khoảng 75% các mẹ có hơn 1 lần xuống sữa. Trung bình mỗi bên xuống sữa khoảng 2,2 lần. Phản xạ xuống sữa càng nhiều thì bé càng nhận được nhiều sữa.
Thời gian xuống sữa dài bao lâu? Não bộ mất khoảng thời gian từ 1-2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa và phản xạ này kéo dài trung bình khoảng 3 phút. Tuy nhiên, mẹ chỉ cảm nhận được từ 20-30 giây.

Xem ảnh nguồnTrẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên kích thích phản xạ xuống sữa

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều

Bí quyết để giữ cho lượng sữa tiết ra nhiều và đều: Cho bé bú đúng cữ, hút sữa thường xuyên và chăm massage bầu ngực.

Cho trẻ bú đủ cữ: Cho bé bú đúng cách và liên tục sữa sẽ tiết nhiều hơn vì tuyến sữa làm việc”chăm chỉ” hằng ngày. Khoảng 1 giờ sau khi cho con bú, lượng sữa đã đạt mức 40%, sau 2 giờ lượng sữa sẽ đạt mức 75% của lượng sữa đã trẻ đã bú.

Sau khi cho con bú, 2 bầu vú vẫn căng cần phải dùng tay hoặc máy vắt hết sữa ra. Tại sao vậy? Vì thông thường khoảng 2-3 giờ trẻ sẽ bú 1 lần, điều này làm cho áp lực của sữa tăng lên, quá trình tạo sữa sẽ bị chậm lại.

Thời gian trong tháng, có thể trẻ chưa chăm chỉ bú mẹ hoặc do đầu ti quá to trẻ ngại bú nhưng mẹ vẫn cần kiên trì mỗi ngày vì mỗi lần cho con bú sẽ làm cho phản xạ truyền sữa diễn ra mạnh hơn và lượng sữa cũng sẽ tăng dần lên.

Hút sữa đều đặn: Vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa thường xuyên cũng là cách làm sữa mẹ xuống nhiều. Mẹ nên hút sữa ở nơi quen thuộc, ngồi thoải mái và giữ tâm trạng vui vẻ.

Xem ảnh nguồn

Hạn chế sự gián đoạn trong khi hút sữa bằng cách tạm thời “cách ly” với bé yêu khi ở nhà. Nếu ở nơi làm việc kiếm một phòng kín hay 1 góc kín, xoay mặt vào trong, dùng áo choàng cho con bú trùm lên người. Mẹ cũng không nên nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa có ra không. Tâm lý căng thẳng có thể ức chế sự xuống sữa.

Massage đầu vú: Điều này giúp mẹ thư giãn và kích thích dây thần kinh quanh quầng vú và đầu ti. Thời gian thực hiện khoảng 1-2 phút. Nếu mới 30 giây sữa đã xuống, mẹ có thể vắt hay hút luôn, không cần làm đủ thời gian đưa ra.

Cách đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Sau đó dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không quá mạnh gây đau. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên vắt tay hay hút máy.

Một số lưu ý cần nhớ

Mẹ có nhiều phản xạ xuống sữa cùng một lúc khi cho trẻ bú mà có thể cảm thấy hoặc không cảm thấy gì. Phản xạ xuống sữa cũng có thể xảy ra khi mẹ nghĩ về trẻ, nghe thấy bé hoặc trẻ khác khóc hay khi quan hệ tình dục có kích thích vào vú.
Nếu phản xạ này xảy ra vào thời điểm nào đó bất tiện, mẹ có thể đặt hai cánh tay chéo trước ngực hoặc ép nhẹ lên vùng núm vú cho đến khi phản xạ tiết sữa tạm dừng lại.
Mẹ có thể dùng áo ngực có đệm miếng lót bằng vải bông gòn trong một số tuần bắt đầu cho trẻ bú để tránh cho sữa không bị chảy ra áo.

Xem ảnh nguồn

Để có cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân để sữa mẹ tiết ra nhiều và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để tránh cho phản xạ tiết sữa bị ảnh hưởng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng