Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ gặp tình trạng mức độ nội tiết tố dao động. Bạn trải qua những thay đổi này để bảo vệ thai nhi mới hình thành, hỗ trợ cho con bú và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động đúng chức năng.
Hormone FSH là gì?
Hormone kích thích nang trứng là một trong những nội tiết tố ở tuyến sinh dục, được tuyến yên sản xuất và tiết vào máu. Hormone này nằm trong danh sách những nội tiết tố cần một thiết cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi dậy thì và chức năng buồng trứng của phụ nữ.
Nhiệm vụ chính của nội tiết tố này bao gồm việc kích thích buồng trứng sản xuất “trứng trưởng thành” để có thể thụ tinh. Đây cũng là hormone chịu trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn.
Mức lý tưởng của hormone FSH trong thai kỳ là bao nhiêu?
Một vai trò quan trọng của hormone FSH trong khi mang thai là giúp hình thành nhau thai trong những tháng đầu. Mức lý tưởng của nội tiết tố kích thích nang trứng ở bà bầu sẽ rơi vào khoảng từ 3–10mIU/ml (đơn vị mili-International trên mililit). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ của nội tiết tố này sẽ ở mức 2mIU/ml.
Nồng độ hormone kích thích nang trứng thấp sẽ gây ra vấn đề gì?
Nếu nồng độ hormone FSH khi mang thai thấp hơn phạm vi bình thường có thể là biểu hiện của một trong các tình trạng sau đây:
Suy tuyến yên
Đây là một tình trạng tuyến yên không sản xuất các loại nội tiết tố cần thiết hoặc sản xuất với một số lượng rất nhỏ. Tình trạng suy tuyến yên là một trong những dạng bệnh hiếm gặp, khiến mẹ bầu đối mặt với cảm giác mệt mỏi dài ngày, bức bối trong người, không thể chịu được lạnh.
Hội chứng Turners
Đây là hậu quả của việc sụt giảm nồng độ hormone FSH một cách đáng báo động. Hội chứng Turners liên quan đến tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển, chẳng hạn như chiều cao, khả năng phát triển buồng trứng ở nữ giới.
Nồng độ hormone FSH suy giảm khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?
Một số lý do khiến nội tiết tố kích thích nang trứng sụt giảm trong lúc bạn mang thai bao gồm:
– Chán ăn tinh thần, đây là một dạng rối loạn ăn uống đặc trưng bởi việc mẹ bầu sụt cân quá mức khi mang thai, từ đó dẫn đến việc hormone FSH có chỉ số khá thấp
– Các vấn đề liên quan đến vùng dưới đồi (hồi hải mã) cũng có thể khiến bạn bị suy giảm hormone FSH
– Mẹ bầu gặp vấn đề về tuyến yên cũng làm giảm khả năng sản xuất hormone FSH trong cơ thể.
Xét nghiệm nội tiết tố FSH khi mang thai
Có hai phương pháp mà bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ FSH của mẹ bầu, bao gồm:
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm nước tiểu
Để bài kiểm tra đưa ra kết quả chính xác nhất, bạn hãy làm theo lời dặn của bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm và không cần phải nhịn uống nước hoặc nhịn ăn trước lúc lấy mẫu thử đâu nhé.
Xét nghiệm này có gây hại cho mẹ và bé không?
Xét nghiệm hormone FSH là một trong những xét nghiệm an toàn nhất và không có tác dụng phụ nào được ghi nhận. Một số trường hợp hiếm hoi được ghi nhận rằng thai phụ cảm thấy đau đầu, chóng mặt nhưng nhanh chóng hồi phục sau khi nghỉ ngơi đầy đủ.
Thùy Linh
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/vai-tro-cua-hormone-fsh-kich-thich-nang-trung-voi-kha-nang-sinh-san-cua-phai-nu-a177911.html
Nguồn : bau.vn