5 điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

Khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển, cũng như hệ tiêu hóa của con.

Trong việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc “vàng” dưới đây của Bau.vn, để tránh những lỗi sai cơ bản nhé!

Những lỗi sai thường gặp khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

1. Khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé thường hạn chế chất béo

Nhiều mẹ sai lầm khi nghĩ rằng chất béo sẽ làm con béo phì. Thế nhưng, trong thực tế chất béo lại đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ trẻ phát triển các tế bào não và hệ thần kinh. Vì thế, khi trẻ bắt đầu quen dần với việc ăn dặm (khoảng từ 7 tháng), mẹ hãy bổ sung thêm chất béo và món ăn của bé, để phát triển toàn diện.

do an dam cho be

Chất béo trong đồ ăn dặm của trẻ có thể từ dầu gấc, dầu olive, dầu cá hồi hoặc các loại dầu thực vật khác (dầu đậu nành, dầu mè…) Lượng chất béo nên dao động ở khoảng 5-10ml/bữa và tăng lên dần theo từng giai đoạn.

2. Nêm thêm gia vị vào đồ ăn dặm cho bé

Mẹ hay nghĩ rằng đồ ăn dặm của trẻ nên nêm nếm thêm mắm, muối để không bị nhạt và dễ ăn. Thế nhưng, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì việc làm này không cần thiết, vì trong thịt cá hay rau củ đã có sẵn lượng muối đủ với nhu cầu của cơ thể. Điều này xuất phát từ nguyên nhân thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc nêm thêm gia vị sẽ tạo gánh nặng, bắt thận hoạt động quá tải, không tốt cho sức khỏe.

3. Nấu đồ ăn dặm cho cả 1 ngày

Nấu cháo hay bột ăn dặm cho cả 1 ngày rồi bảo quản trong tủ lạnh là điều rất nhiều mẹ vẫn làm. Thế nhưng, việc làm này vô cùng có hại cho đường ruột của trẻ. Bảo quản trong tủ lạnh không chỉ làm mất dưỡng chất, mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi.

do an dam cho be

Thức ăn sau khi nấu chín chỉ nên để khoảng 2 giờ trước khi cho trẻ ăn. Do đó, mẹ nên bữa nào nấu nữa đó, không để thừa ra bữa sau.

4. Dùng nước mía nấu đồ ăn dặm cho bé nhanh tăng cân

Nếu mẹ dùng nước mía để chế biến đồ ăn dặm, sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị béo phì, vì lượng đường trong mía khá cao.

Mẹ chỉ nên dùng 1 lượng vừa đủ, cân bằng với các thành phần dinh dưỡng khác và không nên dùng thường xuyên nhé!

5. Bổ sung nhiều đạm

Ăn nhiều đạm không giúp trẻ khỏe hơn, mà còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến biếng ăn hoặc táo bón. Trong quá trình tiêu hóa, chất đạm cũng sinh ra nhiều chất trung gian khiến gan và thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn.

do an dam cho be

Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn cảm đạm động vật bao gồm thịt, cá… và đạm thực vật như các loại đậu đỗ, một cách hài hòa để giúp bé phát triển toàn diện, mạnh khỏe.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: chất béo, bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất để trẻ phát triển toàn diện. Mẹ cũng nên sáng tạo thực đơn ăn dặm cho trẻ theo từng độ tuổi. Việc này sẽ càng hiệu quả hơn cho quá trình phát triển của bé.

Nguồn : bau.vn