Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Khi ăn cần chú ý những điều gì?

Mẹ bầu khi mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không? Đây là thắc mắc của nhiều người đặt ra. Trong bài viết này Bau.vn sẽ cùng các mẹ giải mã câu hỏi này nhé!

Trứng vịt lộn là món quen thuộc và khoái khẩu của rất nhiều người. Đối với các bà bầu, điều này cũng không phải là ngoại lệ. Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu thường xuyên ăn trứng vịt lộn, con sinh ra sẽ chân dài, da trắng. Thậm chí khỏe mạnh thông minh hơn bội phần. Vậy thực hư về công dụng của trứng vịt lộn là thế nào? Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?

Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không? Trứng vịt lộn là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu của khoa học, trong trứng vịt lộn có chứa nhiều photpho, canxi, protein, năng lượng,… Chúng vô cùng phù hợp để bồi bổ sức khỏe mẹ bầu.

me bau co nen an trung vit lon

Các khoáng chất này thực hiện rất tốt nhiệm vụ tạo máu, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Nó giúp cả mẹ bầu và thai nhi luôn luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động với công suất gấp nhiều lần so với bình thường. Để nuôi dưỡng thai nhi nên sẽ phải cần rất nhiều năng lượng.

Trứng vịt lộn là loại thực phẩm vô cùng tốt giúp bồi bổ cơ thể. Đặc biệt nếu chị em đang bị suy nhược cơ thể, hay đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi. Lượng canxi dồi dào có trong loại thực phẩm này cũng sẽ là một trợ thủ đắc lực. Nó giúp thai nhi tăng cân nhanh, lớn đạt chuẩn trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.

Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn con chân dài, da trắng đúng hay sai?

Theo quan niệm của dân gian, bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn, thai nhi được nuôi dưỡng chân dài, da trắng, tóc mọc dày đen. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không có cơ sở. Trứng vịt lộn đúng là có chứa nhiều canxi, protein cùng các dưỡng chất. Nó giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải mẹ cứ ăn nhiều trứng vịt lộn thì chân con sẽ càng dài, da càng trắng mịn. Thực tế là chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, môi trường xung quanh…

me bau co nen an trung vit lon

Nguy hiểm hơn, bà bầu ăn trứng vịt lộn nhiều quá còn làm gia tăng nguy cơ nạp nhiều cholesterol xấu. Điều này khiến chị em dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ. Chị em nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng, mẹ khỏe mạnh, con tăng trưởng đến mức tối đa.

Loạt lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho bà bầu

Nếu bà bầu ăn trứng vịt lộn, nhất định phải nắm rõ những lưu ý này để đảm bảo nhận được trọn vẹn dinh dưỡng mà không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Mỗi tuần mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 1 – 2 trái.
  • Các mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong các giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Lý do là vì nguồn năng lượng trong loại thực phẩm này quá dồi dào sẽ không phù hợp với những thời điểm trên.

me bau co nen an trung vit lon

  • Lượng cholesterol và năng lượng quá lớn có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của chị em ngày càng tệ hơn. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của bé.
  • Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối hoặc trước lúc đi ngủ. Lượng đạm trong loại thực phẩm này sẽ khiến mẹ dễ bị đầy hơi khó tiêu, mất ngủ và nôn nao khó chịu suốt đêm.
  • Không nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm và quá nhiều gia vị. Chúng không có lợi cho sự an toàn của bé.

Trên đây là những lưu ý và giải đáp cho câu hỏi “mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không”. Các mẹ hãy chú ý nắm bắt thông tin để có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?