– Theo quan niệm trước đây, khi sinh, sản phụ bị mất một lượng máu ít nhất 300ml. Do vậy, cơ thể của sản phụ sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi… của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi. Sau sinh, các trạng thái này bị “cắt” đột ngột làm cơ thể của người phụ nữ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Vì vậy, sản phụ phải nằm than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn.
– Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn; lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run…
Nghiên cứu khoa học
– Các sản phụ thì thường được sắp xếp nằm trong phòng kín gió, khi đốt than sẽ giải phóng ra khí cacbonic, khí này sẽ bay quanh quẩn trong phòng. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng. Nhưng với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa cao, nếu hít phải khí cacbonic trẻ dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ…
– Bên cạnh đó, lửa than có khi quá nóng, có khi lại quá nguội, sản phụ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa tàn lại làm cho sản phụ lạnh hơn. Trạng thái nóng rồi lạnh bất thường cũng không tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh.
– Điều đáng nói hơn là việc dùng than củi khó điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn nên rất dễ gây bỏng cho cả bà mẹ và em bé, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có làn da rất mỏng.
– Nằm than trong mùa hè oi bức càng dễ làm da bé nổi mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt, trẻ dễ bị nhiễm trùng da.
– Nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả sản phụ lẫn trẻ đều bị mất nước.
– Mặt khác, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn, sản phụ không bị đau nhức… Bởi những bệnh lý sau sinh như đau lưng, hay quên… là do chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động chân tay chưa hợp lý… của sản phụ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
– Ngoài ra, than củi có thể gây ra hỏa hoạn, rất nguy hiểm.
Lời khuyên
– Nếu muốn giữ ấm cho trẻ và sản phụ, có thể sử dụng bóng đèn tròn đặt dưới gầm giường nhưng nên nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa, không quá nóng.
– Bạn có thể dùng một chai nước hoặc một túi chườm ấm đặt dưới lưng khoảng 5-7 phút là đã đủ để giữ ấm. Cách làm này sẽ kích thích và tăng cường khả năng “chiến đấu” của tuyến thượng thận, tất cả các bộ phận khác trong cơ thể nhờ đó cũng được “sưởi ấm”.
– Đắp chăn hoặc mặc thêm áo ấm.
– Nên vận động sớm để máu huyết lưu thông tốt, các cơ sớm phục hồi, tránh nhão cơ và nhăn da.
– Ngoài ra, sản phụ cũng có thể dùng túi ấm chườm lên bụng để giữ ấm và làm săn chắc cơ bụng.
Với những phương pháp như trên, người phụ nữ sau khi sinh không chỉ được giữ ấm mà còn có thể lấy lại vóc dáng thon gọn.
Nguồn : bau.vn