Sau sinh không nên dùng nhân sâm

Nhân sâm, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng sinh tân, bổ tỳ ích phổi…là một vị rất quan trọng dùng cho bổ hư.
Mức sống ngày càng cao kéo theo ý thức tự bảo vệ sức khoẻ của mỗi người cũng không ngừng được nâng cao, nhân sâm trở thành vị thuốc bổ dễ tìm đối với mọi người. Một số sản phụ ăn nhân sâm ngay sau khi sinh xong, với hy vọng nhanh chóng khôi phục sức khoẻ, thực ra điều này là không khoa học.
 
Các nhà nghiên cứu dược lý đã chứng minh rằng, nhân sâm có những thành phần có tác dụng đối với trung khu thần kinh, tim, huyết quản, khiến cho cơ thể người sản sinh ra tác dụng hưng phấn trên diện rộng, thường thấy đối với người dùng nhân sâm là mất ngủ, chán chường, tâm thần bất ổn…và một loạt các trạng thái hưng phấn khác, điều này khiến sản phụ không được nghỉ ngơi một cách đúng đắn.

Trung y cho rằng: “khí hành tắc huyết hành, khí thịnh tắc huyết sướng” (khí lưu thông thì huyết sẽ lưu thông, khí mạnh mẽ thì huyết sẽ thông suốt), dùng nhân sâm xong sẽ thúc đẩy nhanh sự tuần hoàn máu, mà điều này đối với sản phụ mới sinh lại là có hại chứ không hề có lợi chút nào. Khi sinh nở, mạch máu trong và ngoài của cơ quan sinh dục đều bị tổn thương ở những mức độ khác nhau, cần một thời gian nhất định mới có thể hồi phục, nếu dùng nhân sâm ngay dễ dẫn tới tình trạng xuất huyết, thậm chí xuất huyết cực mạnh.
 
Có tài liệu cho thấy, không ít phụ nữ dùng nhân sâm trong thời kỳ kinh nguyệt đã khiến cho lượng huyết ra nhiều hơn bình thường, và không ít sản phụ bị hội chứng căng thẳng thần kinh sau khi dùng nhân sâm. Vậy sau sinh bao lâu thì có thể dùng nhân sâm ? Với những sản phụ sức khoẻ bình thường thì sau 3 tuần có thể dùng được, lúc này vết thương đã khép miệng, lớp nội mạc tử cung mới đã xuất hiện, các chất dịch cũng bắt đầu sạch sẽ.
 
Cách dùng nhân sâm là mỗi ngày 3-5g, có thể dùng liên tục trong vòng 1 tháng. Sau khi sinh cũng có nhiều trường hợp do khí yếu mà không thể hấp thu chất tạo máu được, lại bị xuất huyết trong một thời gian quá dài, thì có thể dùng nhân sâm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, để đạt được hiệu quả bổ khí huyết dẫn tới cầm máu.

Theo M&B

Nguồn : bau.vn